Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thắng dền món ăn chơi nức lòng thực khách

Lam Anh (t/h) - 10:56, 18/11/2021

Nếu thắng cố là món ăn không thể thiếu trong những phiên chợ vùng cao thì thắng dền lại là món ăn chơi thú vị, hấp dẫn trong những dịp quây quần bên bếp lửa vào những ngày se lạnh ở vùng cao Hà Giang.

Trong những cuộc vui của người dân Đồng Văn chưa khi nào thiếu hương vị của thắng dền
Trong những cuộc vui của người dân Đồng Văn chưa khi nào thiếu hương vị của thắng dền

Từ món ăn dân dã

Đến với Hà Giang, du khách không chỉ được ngắm nhìn, cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên núi trời hùng vĩ mà còn được thưởng thức những món ăn độc đáo như cháo ấu tẩu, thắng cố, xôi ngũ sắc, các món từ gà xương đen… Và đặc biệt là thắng dền, một món ăn chơi khá phổ biến tại Hà Giang.

Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, đó cũng là món ăn mà người dân nơi đây hay giới thiệu cho những vị khách lần đầu đặt chân tới cao nguyên đá này. Bánh được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu, vừng.

Làm thắng dền không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Đầu tiên là chọn gạo nếp, theo những người làm bánh, phải là nếp Yên Minh (loại gạo nếp ngon ở Hà Giang), hạt mẩy, dẻo thơm. Gạo nếp sau khi ngâm, để ráo xay bột, rồi đổ vào một chiếc túi vải, đợi đến khi bột đặc mịn mới đem ra làm bánh.

Mỗi viên bánh thắng dền được nặn hình tròn, to như viên bánh trôi, có nhân đỗ, vừng, dừa. Đun sôi nước rồi thả vào luộc, đến khi bánh chín, nổi lên là vớt ra chan với nước nấu từ đường hoa mai và gừng. Bánh dẻo, ngon nhưng quan trọng hơn vẫn là nước đường. Mỗi người làm bánh lại có bí quyết riêng để đảm bảo độ cay, ngọt vừa phải. Bát Thắng dền sau khi chan nước đường, sẽ được dưới thêm chút nước cốt dừa, lạc rang vàng để thêm hấp dẫn.

Mỗi viên bánh thắng dền được nặn hình tròn, to như viên bánh trôi, có nhân đỗ, vừng, dừaMỗi viên bánh thắng dền được nặn hình tròn, to như viên bánh trôi, có nhân đỗ, vừng, dừa
Mỗi viên bánh thắng dền được nặn hình tròn, to như viên bánh trôi, có nhân đỗ, vừng, dừa

Thành đặc sản trong mỗi cuộc vui

Trong không gian se lạnh của khu phố cổ Đồng Văn mộc mạc, yên bình có lẽ Thắng dền là một món ăn vô cùng tuyệt vời, nó hài hòa giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của dừa và chút cay cay, đủ vị ấm nóng để xua đi cái lạnh giá nơi miền sơn cước này. Với giá chỉ 10.000 đồng/bát, khách cứ thoải mái ngồi tận hưởng bát thắng dền nóng hổi nghi ngút khói, dẻo, ngọt, dậy mùi thơm của vừng lạc để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông, tiếp tục chinh phục những cung đường đèo dốc.

Người dân ở đây vẫn bảo thắng dền là món bánh ăn chơi mùa đông, nên phải khi có gió lạnh tràn về thì người ta mới bắt đầu làm bánh. Đón bát thắng dền nóng ấm cũng như tấm lòng của người dân miền cao nguyên đá này, hồn hậu, dung dị nhưng thật dễ mến. Một món ăn chơi mà mang cái tình nồng ấm của miền cao nguyên đá núi, một món ăn níu chân biết bao thực khách đã một lần đặt chân đến nơi đây.

Chẳng biết từ bao giờ thắng dền trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, mà người Hà Giang thì thường dùng thắng dền để làm “gia vị” cho cuộc giao lưu, nói chuyện của lũ bạn, là món đặc sản để du khách ăn một lần là nhớ mãi.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.