Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tháng Ba về với cội nguồn dân tộc

Vũ Thanh - 14:15, 16/04/2023

Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng. Tháng Ba, con cháu tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…

Biểu diễn hát Xoan ở Miếu Lãi Lèn phục vụ du khách về Giỗ Tổ.
Biểu diễn hát Xoan ở Miếu Lãi Lèn phục vụ du khách về Giỗ Tổ

Điểm tựa tâm linh

Tri ân công đức tổ tiên, ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng bậc Tổ chung của mình - các Vua Hùng tại non thiêng Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, Tp. Việt Trì, Phú Thọ). Các ngôi Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử (KDTLS) Đền Hùng ra đời gắn với quá trình phát triển của các làng xã quanh khu vực.

Từ đỉnh Nghĩa Lĩnh - Trung tâm thờ tự các vua Hùng đầu tiên, theo dòng chảy thời gian, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dần lan tỏa tới các địa phương khác. Đầu tiên là các vùng đất quanh chân núi Nghĩa Lĩnh như đình làng Cổ Tích (xã Hy Cương), đình làng Trẹo (thị trấn Hùng Sơn), đình làng Cả (Tiên Kiên)…, sau đó lan tỏa khắp địa bàn Phú Thọ, Vĩnh Phúc và ra cả nước.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), hiện nay trong cả nước có 1.417 di tích thờ Hùng Vương và vợ con, tướng lĩnh thuộc thời đại Hùng Vương. Riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 345 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, trong đó có 249 di tích đang thờ tự.

Nhiều hoạt động trang trọng, hấp dẫn

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì diễn ra từ ngày 20 - 29/4/2023 (tức từ ngày 1 - 10/3 Âm lịch) trên không gian trải rộng từ KDTLS Đền Hùng đến Tp. Việt Trì.

Đoàn Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Đoàn Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 cho biết: “Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay đang gấp rút được triển khai với nhiều điểm mới hấp dẫn. Các hoạt động phần Lễ bảo đảm tính trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc. Các hoạt động phần Hội gắn với các chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, hướng về cội nguồn, dân tộc, thu hút khách du lịch.

Theo đó, phần Lễ bao gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Phần Hội gồm nhiều hoạt động đặc sắc, độc đáo với trọng tâm là Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ: Khai mạc “Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023” và “Tuần lễ Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh” vào ngày 21/4 (ngày 2/3 Âm lịch) tại Quảng trường Hùng Vương - Tp. Việt Trì; Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ, Hội trại văn hóa, Liên hoan văn nghệ quần chúng; Triển lãm chương trình “Hát Xoan làng cổ”; Múa rối nước; trình diễn đâm đuống, đánh trống đồng; Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy; Lễ hội áo dài trẻ em Việt Nam; trình diễn trang phục áo dài dân tộc Việt Nam; thi đấu các môn thể thao truyền thống; giải đua xe đạp phong trào các câu lạc bộ Việt Trì mở rộng…

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.