Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên tiên phong trong chuyển đổi số

Minh Thu - 10:27, 04/10/2024

Sau gần 4 năm thực hiện chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên, trở thành một trong những địa phương tiên phong, đi đầu về CĐS. Đặc biệt, tỉnh chú trọng gắn CĐS với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên (Ảnh: ITN).
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: ITN)

Lợi ích từ CĐS

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phổ biến kiến thức về CNTT cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Tập trung khai thác hiệu quả việc CĐS, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Trong đó, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc để đưa vào ứng dụng thực tế. Đồng thời, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông xây dựng các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT theo Chương trình MTQG 1719 tại các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ông Hoàng PhongPhó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Với nhiều người dân Thái Nguyên, CĐS không còn là chuyện xa lạ mà đã hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. CĐS giúp người dân thuận tiện rất nhiều khi thực hiện các thủ tục hành chính cũng như trong đời sống hằng ngày.

Như ở huyện Định Hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện đã duy trì và nhân rộng 11 mô hình Chợ 4.0 - chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn 11 xã. Đồng thời, huyện thực hiện cấp 3.300 sim thuê bao và 355 đường truyền internet cáp quang cho các hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và duy trì 228 Tổ công nghệ số cộng đồng với trên 1.500 thành viên để hỗ trợ người dân tham gia CĐS.

Còn ở huyện Đại Từ, tháng 7/2024, Hợp tác xã (HTX) Chè Nhật Thức ở xóm Khuôn 2, xã Phục Linh vừa mở website mới. Điều này sẽ giúp HTX nâng tầm nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng số, quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả.

Theo bà Đào Thị Thức, Giám đốc HTX Chè Nhật Thức: “Công cuộc CĐS đang diễn ra mạnh mẽ nên việc lựa chọn quảng bá sản phẩm, liên kết tiêu thụ, kết nối đầu ra thông qua website và các kênh bán hàng trực tuyến đã trở thành một xu thế tất yếu. Từ nay, HTX có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị và bán hàng trực tuyến thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng trên website”.

 Ở huyện Đại Từ, vởi việc mở website mới, Hợp tác xã Chè Nhật Thức có nhiều cơ hội nâng tầm nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng số, quảng bá sản phẩm hiệu quả.
Ở huyện Đại Từ, với việc mở website mới, Hợp tác xã Chè Nhật Thức có nhiều cơ hội nâng tầm nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng số, quảng bá sản phẩm hiệu quả

Tại xã vùng cao Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, sau hơn 3 năm thí điểm CĐS, xây dựng xã thông minh, đời sống kinh tế - xã hội địa phương có nhiều bước phát triển.

Theo chia sẻ của anh Vương Văn Hình, người dân xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc: Nhờ CĐS, người dân được tiếp cận khoa học công nghệ, có nhiều thông tin bổ ích từ Internet. Từ khi thực hiện CĐS, các sản phẩm nông sản như cam, bưởi, gạo được bán trên nhiều nền tảng số, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Ông Mai Duy Yến - Chủ tịch UBND xã Sảng Mộc khẳng định, thu nhập của người dân đã tăng lên từ khi có CĐS. Bởi hiện nay, khi thu hoạch cam, bưởi, gạo, bà con sẽ dễ dàng quảng cáo, bán hàng trên các trang mạng xã hội và ứng dụng thanh toán trực tuyến.

CĐS đồng hành với Chương trình MTQG 1719

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06 về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với 77 nhiệm vụ bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền CĐS bằng nhiều hình thức thông qua hệ thống thông tin cơ sở, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các cuộc họp, hội nghị; Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng… Đến nay, 100% sở, ban, ngành và UBND cấp huyện cùng 177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh duy trì, vận hành ổn định Cổng/trang thông tin điện tử. Trên 88.000 đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh đã cài đặt, đăng ký thành công ứng dụng “Sổ tay điện tử đảng viên” (đạt tỷ lệ gần 90%).

Nhằm đẩy mạnh chương trình CĐS giai đoạn 2021 - 2025, Thái Nguyên đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 06. Trong đó, xây dựng, triển khai Chiến lược dữ liệu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh kết nối với hệ thống của Trung ương phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đẩy mạnh triển khai các nền tảng xã hội số...

Người dân có thể dễ dàng tiếp cận những công cụ, dịch vụ tiện ích do CĐS mang lại.
Người dân có thể dễ dàng tiếp cận những công cụ, dịch vụ tiện ích do CĐS mang lại

Tỉnh Thái Nguyên đặt ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như: 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình MTQG 1719 từ tỉnh đến xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá. 100% báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình MTQG 1719 được thực hiện trên môi trường số đồng bộ, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thông. 100% cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai Chương trình. Ngoài ra, thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân.

Ông Hoàng Phong, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phổ biến kiến thức về CNTT cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Tập trung khai thác hiệu quả việc CĐS, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc. Trong đó, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc để đưa vào ứng dụng thực tế. Đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT theo Chương trình MTQG 1719 tại các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh”.

Thực hiện CĐS, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 107 chợ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; 100% cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế trong tỉnh thực hiện tiếp nhận thông tin khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp; 177/177 trạm y tế sử dụng phần mềm quản lý 18 chương trình y tế. Duy trì Cổng Thông tin du lịch thông minh hoạt động trên các thiết bị di động, tích hợp trên ứng dụng C-ThaiNguyen và kết nối với gần 40 Cổng Thông tin du lịch các tỉnh, thành phố...

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.