Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thái Nguyên: Nhiều hộ nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất

Thiên An - 15:31, 21/09/2023

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên còn 8.238 hộ nghèo (chiếm 66,33%) và 5.932 hộ cận nghèo (chiếm 48,44%) là người DTTS trong tổng số hộ nghèo và cận nghèo toàn tỉnh. Trong đó, nhiều hộ đang rơi vào tình cảnh thiếu hoặc không có đất sản xuất. Đây là một trong những "điểm nghẽn" khiến công tác giảm nghèo trở thành bài toán khó ở địa phương.

Mô hình lúa - ốc bươu đen tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giúp bà con vươn lên thoát nghèo
Mô hình lúa - ốc bươu đen tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giúp bà con có thêm thu nhập vươn lên thoát nghèo

Nhằm gỡ khó cho đồng bào DTTS và miền núi thiếu đất canh tác, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tiếp tục thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất giúp đảm bảo sinh kế, nâng cao đời sống, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Trước đó, ngày 15/11/2022, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết đăng tải  “Thái Nguyên: Tích cực giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất cho đồng bào DTTS”. Tuy nhiên, sau gần 1 năm nhìn lại, thì việc giải “bài toán” thiếu đất sản xuất cho đồng bào DTTS vẫn còn là vấn đề nan giải.

Theo khảo sát của phóng viên, tại xã Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ) nằm trong số 14 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% tổng số hộ của xã. Trên địa bàn xã còn khoảng 30 hộ dân không có đất sản xuất, tất cả đều thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Không chỉ Văn Lăng, tình trạng thiếu đất sản xuất dẫn đến khó khăn trong phát triển kinh tế, đang là thực trạng ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Mặc dù nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS, như: Quyết định số 755/QĐ-TTg, Quyết định số 2085/QĐ-TTg, nhưng số hộ được hỗ trợ, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Chưa kể, ở nhiều địa phương, do không bố trí được quỹ đất để giao cho các hộ dân nên đã chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn để mua máy móc, nông cụ làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đa số máy móc không phát huy tác dụng vì rất ít người thuê, có những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thì không đủ sức khỏe để vận hành.

 Khi “bài toán” về thiếu đất sản xuất chưa được giải quyết, đồng nghĩa với việc thu nhập của đồng bào DTTS cũng chưa được cải thiện.

Chương trình MTQG 1719 với 10 dự án thành phần, trong đó Dự án 1 là “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, được kỳ vọng sẽ góp phần gỡ “điểm ngẽn” về thiếu đất sản xuất.

Khi “bài toán” về thiếu đất sản xuất được giải quyết, đồng nghĩa với việc thu nhập của đồng bào DTTS sẽ được cải thiện
Khi “bài toán” về thiếu đất sản xuất được giải quyết, đồng nghĩa với việc thu nhập của đồng bào DTTS sẽ được cải thiện

Hiện nay, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, bằng nhiều giải pháp linh hoạt để sớm tháo gỡ khó khăn này, giúp đồng bào DTTS có tư liệu sản xuất để vươn lên trong cuộc sống.

Tìm hiểu từ thực tế còn cho thấy, ngoài thiếu đất sản xuất, ở một số vùng có đông đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, vẫn cần được tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là nâng cấp đường giao thông, phát triển hệ thống lưới điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất...

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận