Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Nguyên: Đề án 2037 góp phần thúc đẩy phát triển vùng đồng bào Mông

PV - 09:49, 10/05/2019

5 năm trước, tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2037 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”. Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào Mông trong tỉnh Thái Nguyên có nhiều bước chuyển tích cực.

Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, niềm vui lớn đã về với 70 hộ đồng bào Mông ở xóm Lũng Hoài, xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai vì đây là cái Tết đầu tiên bà con nơi đây được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là kết quả sau bao nỗ lực của Công ty Điện lực Thái Nguyên khi đơn vị đưa vào sử dụng 2 Trạm biến áp Lũng Hoài, Trung Thành 3, xã Thượng Nung, đảm bảo cấp điện cho 70 hộ dân.

Cánh đồng ngô lai được Đề án 2037 hỗ trợ của người dân xóm Đồng Dong, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai phát triển xanh tốt. Cánh đồng ngô lai được Đề án 2037 hỗ trợ của người dân xóm Đồng Dong, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai phát triển xanh tốt.

Ông Lý A Dinh, ngụ xóm Lũng Hoài phấn chấn: “Từ nay người dân xóm Lũng Hoài đã có điện lưới sinh hoạt, phục vụ sản xuất. Chúng tôi có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật, cải thiện cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế, làm đổi thay tích cực bộ mặt nông thôn”.

Trên cánh đồng xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, chị Vương Thị Huệ vừa thu hoạch những bắp ngô lai to, đều vừa chia sẻ: “Mấy năm nay, Nhà nước hỗ trợ hạt giống và phân bón trồng ngô lai nên cây ngô cho nhiều hạt hơn. Ngô nhiều nên nhà mình bán bớt để đổi lấy gạo ăn. Cuộc sống giờ ổn định, không còn đói như ngày trước nữa”.

Cũng như gia đình chị Huệ, cuộc sống của 107 hộ đồng bào Mông ở Khuổi Mèo đã có nhiều đổi thay đáng kể từ khi nhận được hỗ trợ của Đề án 2037. Trưởng xóm Khuổi Mèo, anh Phùng Văn Lành cho biết: “Mấy năm nay, Nhà nước quan tâm đến đồng bào Mông nhiều lắm. Nhà nước đầu tư làm đường bê tông, hỗ trợ giống ngô lai và phân bón, cho vay vốn sản xuất, kéo điện vào tận bản. Cuối năm 2018, hai cây cầu tràn qua suối Khuổi Mèo cũng được làm xong nên đồng bào đi lại rất thuận tiện”.

Tại xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, ngoài các chương trình, chính sách của Trung ương, 5 năm qua, chính sách theo Đề án 2037 đã hỗ trợ giống, phân bón để đồng bào Mông trong xã trồng trên 400ha ngô lai; 11 lớp chuyển giao khoa học-kỹ thuật được mở cho 350 lượt hộ tham dự. Ban Giảm nghèo xã Cúc Đường phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Võ Nhai thực hiện giải ngân cho 86 hộ vay trên 2,2 tỷ đồng để nuôi bò, mở rộng sản xuất. Nhờ đó, đã có một số hộ có động lực vươn lên thoát nghèo. Điển hình như hộ anh Hoàng Văn Nguyên, Trương Văn Thanh ở xóm Mỏ Chì, mỗi hộ vay vốn nuôi 6 con trâu, bò. Hộ anh Ngô Văn Tờ, Dương Văn Khèn với mô hình trồng cây ăn quả, hằng năm thu về 30-40 triệu đồng…

Thực hiện Đề án 2037, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng đầu tư hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi cho đồng bào Mông. Trong năm 2018, 26 xóm, bản trên địa bàn xã được đầu tư 23 tỷ đồng để trồng trên 3.000ha ngô. Được hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc theo công nghệ kỹ thuật mới, đồng bào Mông đã dần thay đổi tập quán sản xuất bằng việc trồng ngô lai cho năng suất cao, bước đầu hình thành vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đánh giá: Trong những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đến nay, hầu hết các mục tiêu của Ðề án 2037 (đến năm 2020) đã hoàn thành. Theo đó, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xóm, bản thực hiện Ðề án 2037 đã giảm khoảng 5,5%/năm. Đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từng bước giúp đồng bào giảm nghèo bền vững trong những năm tới đây...

Thực hiện Đề án 2037, trong 5 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ  giống, phân bón trồng ngô lai cho 7.000 lượt hộ (tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng); giải ngân trên 7,3 tỷ đồng nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội cho 250 hộ để phát triển sản xuất. Đầu tư xây dựng 15 tuyến đường vào các xóm bản ĐBKK, xây 15 lớp học, 3 nhà văn hóa, 11 công trình điện lưới quốc gia. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 60% đường xóm bản được cứng hóa, 26/26 xóm bản thuộc Đề án đã có điện lưới quốc gia, 87% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.