Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thái Lan và Indonesia chính thức nhận án phạt nặng sau vụ ẩu đả tại SEA Games 32

Hoàng Minh - 09:30, 13/07/2023

Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) vừa công bố án phạt liên quan đến vụ ẩu đả trong trận Chung kết môn bóng đá nam SEA Games 32, giữa U23 Thái Lan và U23 Indonesia.

Thái Lan và Indonesia đã biến trận bóng đá thành "võ đài" (Ảnh IT)
Thái Lan và Indonesia đã biến trận bóng đá thành "võ đài" (Ảnh IT)

Cụ thể, Ủy ban Kỷ luật - Đạo đức của AFC đã có buổi họp và thống nhất loạt án phạt liên quan đến vụ ẩu đả trong trận chung kết SEA Games 32.

Theo đó, 7 thành viên Indonesia, gồm 3 cầu thủ và bốn huấn luyện viên (HLV), quan chức sẽ bị cấm tham dự 6 trận và nộp phạt 1.000 USD. Riêng tiền vệ Taufany Muslihuddin và trợ lý HLV Sahari Gultom không bị phạt tiền.

Các thành viên còn lại nhận 2 án phạt là cầu thủ là Agung Bagus Fawwazi, Komang Teguh và 3 thành viên ban huấn luyện gồm: Toid Sarnadi, Ahmad Nizar và Tegar Diokta.

Bảy thành viên của Thái Lan cũng nhận án phạt tương tự, gồm cầu thủ Soponwit Rakyart và hai trợ lý HLV Pattarawut Wongsriphuek, Mayeid Mad-Adam. Riêng tiền vệ Chayapipat Supunpasuch và các quan chức Purachet Todsanit, Bamrung Boonprom và Thirapak Prueangna chỉ nhận án cấm dự 6 trận đấu.

Bênh cạnh đó, AFC còn yêu cầu riêng Liên đoàn bóng đá Thái Lan nộp phạt 10.000 USD và Liên đoàn bóng đá Indonesia thì không bị phạt. Trong thông báo này, AFC đưa ra cảnh cáo sẽ phạt Thái Lan và Indonesia nặng hơn nếu để sự việc tái diễn.

Án phạt này có hiệu lực ở các giải đấu do AFC tổ chức. Do đó, các cá nhân trên sẽ không thể tham dự vòng loại U23 Asian Cup diễn ra từ 6 - 12/9.

Đây là hình ảnh xấu xí trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á (Ảnh IT)
Đây là hình ảnh xấu xí trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á (Ảnh IT)

Trước đó, trong trận Chung kết môn bóng đá nam SEA Games 32, Ban Huấn luyện, các cầu thủ của hai đội Thái Lan và Indonesia lao vào ẩu đả khiến trọng tài phải rút ra nhiều thẻ đỏ.

Màn ẩu đả nổ ra sau khi U22 Thái Lan gỡ hòa 2-2 ở phút 90+8 và lao sang khu vực kỹ thuật của U22 Indonesia để ăn mừng khiêu khích. Thành viên hai đội đã lao vào xô xát, trước khi bước vào hiệp phụ và mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Thời điểm U22 Indonesia nâng tỷ số lên 3-2, đôi bên lại lao vào hỗn chiến khiến trận đấu bị gián đoạn hơn 8 phút. Trọng tài đã rút một loạt thẻ đỏ với các cầu thủ và thành viên ban huấn luyện hai đội. Sau khi trận đấu trở lại, U22 Thái Lan tiếp tục bị đuổi thêm 2 người vì chơi xấu.

U22 Indonesia thắng chung cuộc 5-2 ở trận này và giành HCV bóng đá nam SEA Games sau 32 năm chờ đợi. Tuy nhiên, cuộc ẩu đả trên sân Olympic là vết nhơ trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á và khiến giới truyền thông quốc tế choáng váng.

Ngay sau đó, AFC đã mở cuộc điều tra vụ ẩu đả giữa U22 Indonesia và U22 Thái Lan và đưa ra quan điểm: “AFC thất vọng vì những gì đã xảy ra trong trận Chung kết SEA Games 32. AFC luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chơi đẹp, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tinh thần thể thao. Chúng tôi sẽ không tha thứ cho các hành vi bạo lực như vậy”.

Liên đoàn Bóng đá Thái Lan ngay lập tức đã gửi lời xin lỗi vì hình ảnh không đẹp của các cầu thủ U22 Thái Lan trong trận Chung kết và ập một ủy ban điều tra, do Trung tướng Amnuay Nimmano làm người đứng đầu để tìm hiểu vụ ẩu đả.

Sau khi Trung tướng Nimmano thu thập xong chứng cứ, FAT lập tức đưa ra hình phạt. Cụ thể, ông Prasadchok Chokmoh, ông Mayed Madad và ông Patrawut Wongsripuek bị cấm tham gia làm nhiệm vụ tại các cấp độ đội tuyển Thái Lan trong vòng 1 năm.

Chưa dừng lại ở đây, 2 cầu thủ bao gồm thủ môn Sophonwit Rakyath và cầu thủ vào sân thay người Teerapak Pruengna nhận án cấm tham gia các cấp độ đội tuyển Thái Lan trong vòng 6 tháng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.