Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thạch An (Cao Bằng): Tăng giá trị cho cây đặc sản lê vàng

PV - 11:56, 12/08/2019

Năm 2012, lê vàng Đông Khê (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) lọt vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam (do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn), đứng thứ 6 trong 19 loại quả của miền Bắc. Hiện nay, lê vàng của huyện Thạch An bán trên thị trường với giá bình quân từ 50-70 nghìn đồng/kg, đây là tín hiệu đáng mừng cho người dân Thạch An trong việc đẩy mạnh phát triển cây lê vàng trên địa bàn.

Cây lê vàng Đông Khê là loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, quả to, vị ngọt mát, thơm ngon, ăn mềm, giòn. Quả lê có thể sử dụng ăn tươi, làm ô mai, bánh mứt kẹo, làm rượu, nước giải khát... Cây lê vàng Đông Khê được đánh giá có tiềm năng thị trường rất lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế nông thôn.

Cây lê vàng của huyện Thạch An đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn. Cây lê vàng của huyện Thạch An đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An, diện tích lê đã cho thu hoạch quả chiếm khoảng 7ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Lê Lai, Đức Xuân và thị trấn Đông Khê. Tuy nhiên, do người trồng tự phát, nhỏ lẻ, một số cây đã già, thoái hóa, không ra quả nên năng suất thấp, tỷ lệ cho quả và chất lượng không còn được như trước đây.

Để bảo tồn nguồn gen quý của loại cây ăn quả đặc sản địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững, ổn định cho người dân, năm 2016 huyện Thạch An đã xây dựng Đề án phát triển sản xuất bền vững cây lê vàng Đông Khê giai đoạn 2017-2020.

Theo ông Nông Trung Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An, để triển khai thực hiện Đề án năm 2017, huyện đã quy hoạch vùng phát triển sản xuất cây lê tập trung tại các xã: Lê Lai, Đức Xuân và thị trấn Đông Khê với quy mô 60ha. Huyện chủ động phối hợp với Viện Rau quả Trung ương triển khai xây dựng vườn ươm giống lê địa phương được 15.000 cây giống để cung ứng giống cây trồng cho người dân. Bên cạnh đó, người dân còn được tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào trồng và chăm sóc cây lê đạt hiệu quả.

Ông Nông Văn Tới, một hộ dân trồng lê vàng ở xóm Nà Sloòng, xã Lê Lai có hơn 1ha diện tích đất đồi trồng lê cho biết: Trước đây gia đình ông đã trồng cây lê vàng của địa phương, nhưng chỉ trồng nhỏ lẻ, do cây đã già nên năng suất thấp. Được chính quyền địa phương vận động mở rộng diện tích trồng cây lê ông đã trồng thêm 50 gốc lê, trong đó có 20 gốc đã ra quả. Năm nay quả lê được mùa nên gia đình ông thu hoạch được khoảng 1 tấn quả. Với giá bán hiện nay dao động từ 60-70 ngàn đồng/kg, thu nhập từ bán quả lê khoảng 50 triệu đồng.

Theo ông Nông Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Lê Lai thì, cây lê của bà con trồng trên địa bàn xã có quả to, có vị ngọt mát riêng biệt, mùi thơm đặc trưng, ăn giòn nên được người tiêu dùng ưa thích, sản phẩm được các thương lái đến thu mua ngay tại vườn. Hiện nay, trên địa bàn xã có diện tích trồng mới khoảng 20ha, trong đó có 2ha đã cho quả. Với giá thành như hiện nay nhiều hộ dân trong thôn đã có thu nhập ổn định từ trồng lê.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thạch An, tính đến hết năm 2018, huyện Thạch An đã trồng mới được trên 9.100 cây lê vàng theo Đề án của huyện. Phần lớn các cây đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, tập trung ở các xã: Lê Lai, Đức Xuân, Đức Long và thị trấn Đông Khê.

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả trong việc quy hoạch phát triển cây lê, chính quyền huyện Thạch An còn xây dựng vườn ươm, ghép giống, xây dựng các mô hình điểm, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, chuyển giao khoa học-kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất; Tiến hành đăng ký nhãn hiệu tập thể để xây dựng thương hiệu sản phẩm lê vàng của địa phương.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.