Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tết Trung thu trong mùa dịch

Duy Ly - 15:04, 21/09/2021

Tết Trung thu là ngày của tình thân và sự sum vầy. Vào dịp này có lẽ ai cũng mong được quây quần bên gia đình của mình, cùng ngắm trăng và thưởng thức bánh Trung thu. Các em thiếu nhi sẽ được rước đèn, chơi trò chơi, xem múa Lân, được phá cỗ và được tặng quà….Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid -19, các địa phương trên cả nước, tuỳ điều kiện từng nơi mà đã có những hoạt động tổ chức Tết đoàn viên một cách ý nghĩa, tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Tết Trung thu “đặc biệt” của các em nhỏ mồ côi tại TP. Hồ Chí Minh
Tết Trung thu “đặc biệt” của các em nhỏ mồ côi tại TP. Hồ Chí Minh

Một năm không ồn ào lễ hội

Là người con xứ Tuyên sống xa quê đã lâu nhưng chị Triệu Phương Thảo, dân tộc Tày, nhân viên công ty bảo hiểm quân đội MIC vẫn luôn giữ trong mình những hồi ức rất sinh động về ngày tết đặc biệt này. “Bởi khi sống tại Thủ đô, sự lung linh của con phố Hàng Mã hay những buổi nhạc hội hoành tráng cũng không thể nào “soán ngôi” được “Lễ hội Thành Tuyên” trong tôi”, chị Thảo chia sẻ.

Hơn chục năm nay, Lễ hội thành Tuyên đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân tỉnh Tuyên Quang.

Tuy nhiên năm nay, dịch Covid-19 bùng phát khiến cho mọi hoạt động bị ảnh hưởng, các hoạt động kỷ niệm, các dịp lễ lớn cũng vì thế mà phải tạm gác lại hoặc chỉ tổ chức một cách đơn giản, tuân thủ theo đúng nguyên tắc phòng dịch.

Ông Nguyễn Văn Phúc, tổ 2, phường Tân Quang (TP. Tuyên Quang) được bà con tôn là “nghệ nhân” làm mô hình đèn Trung thu khổng lồ, ngộ nghĩnh như “Hoa thơm bướm lượn”; “Đường lên tiên cảnh”; “Con ong chăm chỉ”… để tham gia Lễ hội Thành Tuyên nhiều năm nay. Ông chỉ mong dịch bệnh nhanh hết để mọi người trở lại cuộc sống bình thường và Lễ hội Thành Tuyên lại được tổ chức, để Tuyên Quang được đón du khách đến tham quan cùng trải nghiệm Lễ hội.

Tại tỉnh Cao Bằng, khi đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, hằng năm vào đầu tháng 8 âm lịch, không khí trung thu tràn ngập khắp các nẻo đường, các bài hát về Trung thu vang lên rộn rã. Không gian khu vực Vườn hoa Trung tâm Thành phố, khuôn viên Tượng đài Bác Hồ lung linh bởi những chiếc đèn lồng thủ công rực rỡ sắc màu.

Theo chị Sầm Thị Ngân, chủ một cữa hàng bán đồ lưu niệm tại huyện Cao Bình chia sẻ: Năm nay, không khí ngày Tết trung thu có phần trầm lắng hơn mặc dù Cao Bằng là “tỉnh xanh”. Các cửa hàng bán bánh trung thu và đồ chơi không nhiều như năm trước, lượng khách mua bánh trung thu và các loại đèn lồng, đồ chơi giảm đáng kể.

Cô giáo Trần Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non 1-6 cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của cấc cấp, các ngành về phòng, chống dịch Covid-19, năm nay, nhà trường không tổ chức đêm hội trăng rằm tập trung tại sân trường như những năm trước, các lớp sẽ tổ chức cho các cháu vui Tết Trung thu ngay trong lớp với những trò chơi, mâm cỗ do các cô giáo và phụ huynh chuẩn bị.

Các em thiếu nhi tại xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nhận quà từ Huyện đoàn và Hội Đồng đội
Các em thiếu nhi tại xã An Bá, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nhận quà từ Huyện đoàn và Hội Đồng đội

San sẻ yêu thương đến các em nhỏ vùng cao

Tuỳ tình hình dịch tại mỗi địa phương sẽ có những hoạt động khác nhau, tuy nhiên tinh thần chống dịch vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

Vừa qua, tại xã An Bá, huyện Sơn Động, Nhà Văn hóa Thiếu nhi tỉnh Bắc Giang phối hợp với Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện Sơn Đông đã tổ chức chương trình Vui hội trăng rằm với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” năm 2021.

Chương trình được tổ chức thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành và tổ chức Đoàn, Hội, Đội đối với công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng nói chung, đặc biệt là thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi dân tộc, thiếu nhi là con các y, bác sỹ đang tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Tại Quảng Ngãi, đoàn thanh niên Công an tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương mang đến những phần quà cho các trẻ em vùng sâu, vùng xa của xã Ba Thành, huyện Ba Tơ với mong muốn mang một Tết Trung thu đủ đầy, ấm cúng và ý nghĩa.

Tại đây đoàn đã tổ chức tặng 50 suất quà gồm lồng đèn, bánh trung thu và bánh kẹo cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Tất cả những em nhỏ trước khi nhận quà đều được Đoàn thanh niên ở địa phương sát khuẩn, đo thân nhiệt, xếp hàng giãn cách để đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Nhằm động viên tinh thần các em nhỏ, đặc biệt là các em hiện đang điều trị Covid-19 hoặc đang thực hiện cách ly y tế tập trung, nhiều đơn vị, đoàn thể của tỉnh Gia Lai đã tổ chức những trò chơi đảm bảo giãn cách trong khu cách ly và mang đến những phần quà Trung thu đầy ý nghĩa cho các em với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau".

Em Văn Thị Diễm Kiều, xã H'Bông, huyện Chư Sê chia sẻ: “Em nghĩ năm nay đang cách ly thì không được chơi đèn lồng. Nhưng thật bất ngờ vì các cô, các chú đã mang Trung thu vào khu cách ly. Chúng em rất vui và rất cảm ơn các cô, chú”.

Không chỉ những phần quà dành cho các em nhỏ ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trao hàng nghìn phần quà Trung thu cho trẻ em nghèo trên địa bàn qua các kênh Đoàn, Hội.

Các thành viên của Chương trình "San sẻ yêu thương - Gia Lai chung tay đánh bay COVID-19" trao quà Trung thu cho trẻ em khó khăn huyện Ia Grai (Gia Lai)
Các thành viên của Chương trình "San sẻ yêu thương - Gia Lai chung tay đánh bay COVID-19" trao quà Trung thu cho trẻ em khó khăn huyện Ia Grai (Gia Lai)
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.