Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nam bộ: Nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, các địa phương lên phương án ứng phó

N.Tâm - H.Diễm - 15:27, 01/03/2022

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số ca nhiễm mới Covid-19 ghi nhận trong ngày ở khu vực Tây Nam bộ có dấu hiệu tăng, cho thấy nguy cơ dịch bệnh bùng trở lại. Hiện ngành Y tế các tỉnh đã và đang nỗ lực cho công tác phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe người dân đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tiêm chủng cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.

Học sinh trường DTNT tuân thủ quy định của Nhà trường về phòng chống dịch
Học sinh trường DTNT tuân thủ quy định của Nhà trường về phòng chống dịch

Theo thống kê khoảng 7 ngày trở lại đây, tại các tỉnh, thành Tây Nam bộ trung bình ghi nhận 10 - 360 ca/ngày, trong đó nhiều nhất ở tỉnh Cà Mau (trung bình 360 ca/ngày), Bạc Liêu (khoảng 100 ca/ngày), Vĩnh Long (62 ca/ngày)... Trong số các ca mắc mới, ghi nhận nhiều ca nhiễm là học sinh và giáo viên của các trường.

Riêng ngày 28/2, tỉnh Cà Mau đã ghi nhận thêm 547 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn lên 61.390 người. Trong số ca mắc mới, 78 trường hợp là giáo viên, học sinh được phát hiện dương tính khi test nhanh tại trường và gia đình.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trước tình hình gia tăng F0 tại các trường học, tỉnh đã chỉ đạo, Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, TP. Cà Mau cùng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện test nhanh Covid-19 cho học sinh và các bộ phận tổ chức học bán trú trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/2 đến nay và khuyến khích test 100%. Đối với trường học, khi mở cửa phải theo dõi chặt chẽ những ca nhiễm, có phương án xử lý cho từng ca nhiễm khi xảy ra F0.

“Với trẻ em từ 5 - 11 tuổi, giao cho Sở Y tế đã có kế hoạch cụ thể cho từng nơi, từng địa phương, khi có vắc xin sẽ triển khai ngay, giải quyết thật nhanh để bảo đảm trước tình hình phòng, chống dịch”, ông Luân cho biết thêm.

Học sinh Cà Mau thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tại trường
Học sinh Cà Mau thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tại trường

Trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng ở các trường học, nhiều tỉnh thành đã lên phương án nhằm thích ứng trong tình hình mới; và ngay cả khi phát hiện ca nhiễm trong trường.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Kiên Giang, do đặc thù học sinh ở nội trú, nhà trường đã phối hợp với ngành Y tế, test nhanh kháng nguyên COVID-19 cho tất cả học sinh trước khi vào bán trú. Trường chuẩn bị đầy đủ nước rửa tay sát khuẩn, cồn khử khuẩn cặp sách và đồ dùng cho các em.

Qua test nhanh đầu vào phát hiện 3 học sinh dương tính với virus SARS-CoV-2, nhà trường phối hợp với Trạm Y tế phường Vĩnh Lạc, hướng dẫn phụ huynh và học sinh xét nghiệm khẳng định và cách ly điều trị.

Bà Châu Quỳnh Giao, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang xiết chặt quy định về nhận hàng hóa từ gia đình gửi vào, và các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất phát sinh ca nhiễm mới trong học sinh và giáo viên trong thời gian tới”.

Tại TP.Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ÐT TP. Cần Thơ cho biết, từ 21/2 vừa qua, học sinh trên địa bàn thành phố trở lại học bán trú, mặc dù công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã được triển khai ở các trường, bảo đảm an toàn cho học sinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường cần tiếp tục hỗ trợ cán bộ y tế đầy đủ. Bởi nhiều địa phương do quy định về biên chế nên chưa có cán bộ y tế, trong khi cán bộ y tế không thể thiếu trong trường học.

“Nếu được, chúng ta có quy chế riêng biệt về cán bộ y tế trong trường học. Đồng thời, chúng tôi mong muốn, Bộ Y tế sớm triển khai tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 trẻ dưới 12 tuổi. Tiếp tục phối hợp giữa y tế - giáo dục - phụ huynh học sinh để hướng dẫn con em phòng, chống dịch, đạt hiệu quả tốt nhất”, ông Nhân đề xuất.

Hiện nay, tình hình diễn biến dịch bệnh ở khu vực Tây Nam bộ vẫn còn tiềm ẩn, nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Nhất là sau khi thực hiện bình thường mới, khi học sinh đồng loạt quay trở lại trường học trực tiếp, vấn đề kiểm soát dịch càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, ngành Y tế và ngành Giáo dục ở các địa phương trong khu vực đang tập trung cao độ công tác phòng chống dịch, hạn chế nguồn lây, kiểm soát dịch bệnh để học sinh đến trường an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.