Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Bắc đang vượt ra “lõi nghèo”

PV - 16:22, 22/02/2018

Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp, cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Nhưng, do địa hình hiểm trở, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu như lũ lụt, sạt lở đất,… nên vùng Tây Bắc vẫn là “lõi nghèo” của cả nước. Vì thế, đổi mới các phương thức giảm nghèo phù hợp, đã và đang được các địa phương triển khai tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển cho vùng đất này.

Cách làm sáng tạo

Dấu ấn thành công từ công tác giảm nghèo những năm qua ở khu vực Tây Bắc mà chúng tôi tìm hiểu được, là các địa phương vận dụng lồng ghép tốt các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ để thực hiện các giải pháp giảm nghèo, từ việc nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triển khai các chính sách vay vốn ưu đãi, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với đặc thù mang lại hiệu quả cao…

Nhiều mô hình nông nghiệp chất lượng cao được hình thành từng bước tạo vùng sản xuất hàng hóa ở Tây Bắc. Nhiều mô hình nông nghiệp chất lượng cao được hình thành từng bước tạo vùng sản xuất hàng hóa ở Tây Bắc.

 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, thời gian qua, từ các chương trình, chính sách như: Chương trình 135, 30a, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB)… đã có hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư cho vùng Tây Bắc. Từ nguồn lực đầu tư thực hiện các kế hoạch giải pháp thoát nghèo phù hợp, hiệu quả, đã tác động trực tiếp đến ý thức tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân; làm thay đổi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tinh thần này đang được phát huy, lan tỏa trong cộng đồng, qua đó đã có hàng trăm hộ nghèo trong vùng Tây Bắc tự nguyện xin thoát nghèo.

Minh chứng như, tại huyện vùng cao biên giới Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Với phương châm “giúp đồng bào cần câu chứ không giúp con cá”, đã hình thành được nhiều mô hình sinh kế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc biệt, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Nghị quyết 22 chuyên đề về phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững cho riêng huyện Si Ma Cai. Nghị quyết 22 xác định "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế là, chăn nuôi đại gia súc, thông qua cơ chế và chính sách đặc thù ưu tiên cho nông dân vay vốn, con giống, chuồng trại, trồng cỏ, kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh gia súc.

Nhờ chính sách này mà sau hơn hai năm qua, đồng bào các DTTS ở huyện đã chuyển từ trồng trọt kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện, toàn huyện đã có thêm 1.397 con trâu, bò theo dự án chăn nuôi. Trồng được hơn 700ha cỏ voi, đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc. Đồng thời, chuồng trại xây dựng theo tiêu chí "ba cứng" (cứng nền, cứng tường và cứng mái) hơn 3.000 cái, bảo đảm 100% gia súc được nuôi nhốt, không thả rông.

Từ việc xây dựng mô hình phù hợp với đặc thù địa phương mang lại hiệu quả cao, đã giúp cho các cấp chính quyền, người dân có thêm kinh nghiệm triển khai công tác giảm nghèo. Theo đó, đến hết năm 2017, tỷ lệ giảm nghèo của huyện Si Ma Cai đạt 9,6%, đạt cao nhất so với các địa phương của tỉnh; đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 32,6%.

Góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 34,3% năm 2010 xuống còn 21,92% năm 2017 (giảm 17.618 hộ nghèo, bình quân tỷ lệ giảm nghèo trên 6%/năm)”.

Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án

Một minh chứng rõ hơn, về việc thực hiện Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phải nhắc đến tỉnh Lai Châu. Theo ông Đỗ Ngọc An, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: tỉnh Lai Châu đang thực hiện rất nhiều các chính sách giảm nghèo như: Hỗ trợ về giáo dục đào tạo; hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ về tín dụng. Ngoài ra, còn có các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững như Chương trình 30a, 135, với rất nhiều các dự án nhỏ cho vùng ĐBKK mà còn góp phần đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã không được thụ hưởng. Chỉ tính riêng năm 2017, Chương trình 135 được triển khai, với 145 công trình trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở tại cộng đồng.

Đời sống văn hóa tinh thần, những phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào các DTTS được bảo tồn và phát huy hiệu quả. Đời sống văn hóa tinh thần, những phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào các DTTS được bảo tồn và phát huy hiệu quả.

 

Năm 2017, bằng nguồn vốn đầu tư phát triển được giao từ Chương trình 30a; vốn sự nghiệp, các huyện đã tổ chức thực hiện đầu tư cho 43 dự án thuộc các hạng mục: Đường giao thông, thủy lợi, trường lớp học với tổng khối lượng thực hiện 96.894 triệu đồng (đạt 71,28% kế hoạch); hỗ trợ nhân dân phát triển rừng, hỗ trợ phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động; tăng cường truyền thông về chính sách giảm nghèo bằng nhiều thứ tiếng trên phương tiện truyền thông đại chúng...

“Hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu giảm còn 30,1% (giảm 4,71% so với năm 2016). Đặc biệt, dù là tỉnh nghèo so với cả nước nhưng Lai Châu là địa phương duy nhất không có hộ tái nghèo”, ông Đỗ Ngọc An, Chủ tịch tỉnh Lai Châu nhấn mạnh thông tin.

Tại Hội nghị bàn giải pháp giảm nghèo bền vững cho các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc, ông Nguyên Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương (nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc) cho rằng: mặc dù công tác giảm nghèo vùng Tây Bắc đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, Tây Bắc vẫn là “lõi nghèo” so với mặt bằng chung của cả nước (tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc chiếm 23,09%, cao hơn bình quân của cả nước 3,3 lần).

“Hỗ trợ một xã thoát nghèo đã khó, hỗ trợ cả một vùng với rất nhiều khó khăn thoát nghèo là một thách thức rất lớn. Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu, nếu quyết tâm và có cách thức tổ chức tốt, được Trung ương và quốc tế hỗ trợ, vùng Tây Bắc có thể thoát khỏi vị trí vùng nghèo nhất nước”, ông Bình nhìn nhận.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.