Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tạo thuận lợi về cơ chế, nguồn lực, nhân lực cho ngành Y tế

PV - 22:38, 25/02/2022

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Y tế, các cơ sở y tế về cơ chế, nguồn lực, nhân lực, nhất là tháo gỡ những quy định không phù hợp trong bối cảnh có dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm, động viên các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: VGP/Đình Nam)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm, động viên các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Chiều 25/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thăm, động viên các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện huyện Mê Linh (TP. Hà Nội), Trạm y tế lưu động xã Chu Phan (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

Theo Phó Thủ tướng, sau hơn 2 năm, các lực lượng phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó đi đầu, nòng cốt là ngành Y tế, và cả nhân dân đã trưởng thành lên rất nhiều, đã có những mất mát, hy sinh, nhưng "cuộc chiến chống giặc Covid-19" chưa kết thúc.

"Khi ở trong tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, tôi đã được nhiều y bác sĩ chia sẻ về sự không quản ngại hy sinh, làm việc không phải để được ghi công hay được tri ân. Nhưng hơn lúc nào hết chúng ta phải nói lời tri ân với những hy sinh của các thầy thuốc", Phó Thủ tướng bày tỏ và mong các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Y, các cơ sở y tế về cơ chế, nguồn lực, nhân lực, nhất là tháo gỡ những quy định không phù hợp trong bối cảnh có dịch bệnh.

Phó Thủ tướng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiệm vụ xây dựng đề án, chương trình nghiên cứu sâu về các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm từ Trung ương đến địa phương, góp phần chuẩn bị ứng phó cho những dịch bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện trong tương lai. (Ảnh: VGP/Đình Nam)
Phó Thủ tướng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiệm vụ xây dựng đề án, chương trình nghiên cứu sâu về các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm từ Trung ương đến địa phương, góp phần chuẩn bị ứng phó cho những dịch bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện trong tương lai. (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam có thể giúp đỡ các bác sĩ bằng cách rèn luyện sức khỏe, tuân thủ các hướng dẫn của ngành Y để phòng, chống dịch bệnh, không hoảng sợ nhưng không chủ quan.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về dịch bệnh Covid-19, đã có vaccine, thuốc điều trị, các công cụ giám sát dịch bệnh, xét nghiệm. Đây là cơ sở để chúng ta trở lại trạng thái bình thường mới, phục hồi và phát triển. Nhưng đội ngũ y tế không được lơ là, chủ quan, phải luôn sẵn sàng trước khả năng xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm, dù xác suất rất nhỏ.

Bên cạnh tăng cường năng lực hệ thống giám sát, điều trị các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm cho y tế tuyến cơ sở, Phó Thủ tướng giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhiệm vụ xây dựng đề án, chương trình nghiên cứu sâu về các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm từ Trung ương đến địa phương, góp phần chuẩn bị ứng phó cho những dịch bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện trong tương lai.

"Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không chỉ là cơ sở điều trị đầu ngành mà phải trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo uy tín ở trong nước và quốc tế", Phó Thủ tướng nói.

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng đến thăm Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh, cơ sở điều trị tầng 2 cho bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ cao (bệnh nền, phụ nữ có thai hoặc vừa sinh con…), chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn huyện và vùng lân cận với 250 giường. Đến nay, Bệnh viện đã điều trị khỏi hơn 2.000 bệnh nhân, đồng thời bảo đảm các công tác khám chữa bệnh khác, tiêm chủng cho người dân.

Phó Thủ tướng đến thăm Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh. (Ảnh: VGP/Đình Nam)
Phó Thủ tướng đến thăm Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh. (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Báo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình dịch bệnh trên địa bàn từ sau Tết Nguyên đán đến nay, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mê Linh Nguyễn Kiến Dụ cho biết số ca bệnh có xu hướng tiếp tục tăng nhanh. Các trạm y tế xã, trạm y tế lưu động đang tích cực hỗ trợ hướng dẫn người dân xét nghiệm, cách ly, khám, cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với số ca nhiễm tăng nhanh, việc khám, cấp thuốc điều trị tại trạm y tế cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rất cao cho cán bộ, nhân viên y tế.

Sau khi Bộ Y tế cho phép bán thuốc điều trị Covid-19 chứa hoạt chất Monulpiravir, đại diện Bệnh viện huyện Mê Linh, Trung tâm Y tế huyện Mê Linh kiến nghị Bộ tăng cường hướng dẫn để người dân không lạm dụng trong điều trị COVID-19 tại nhà, thay vì quy định cứng là phải có giấy khám của bác sĩ mới được mua sẽ gây ùn ứ cục bộ tại các trạm y tế, bức xúc cho người dân.

Phó Thủ tướng thăm Trạm y tế lưu động xã Chu Phan, huyện Mê Linh. (Ảnh: VGP/Đình Nam)
Phó Thủ tướng thăm Trạm y tế lưu động xã Chu Phan, huyện Mê Linh. (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Tại Trạm y tế lưu động xã Chu Phan (huyện Mê Linh), các y bác sĩ bày tỏ với Phó Thủ tướng, đại diện Bộ Y tế những bất cập khi trạm y tế cơ sở phải thực hiện quá nhiều thủ tục giấy tờ hành chính để người dân cách ly, điều trị tại nhà, công nhận khỏi bệnh cho người nhiễm Covid-19. Một người nhiễm Covid-19 mất ít nhất 2 lần ra trạm y tế và khi số ca nhiễm tại một xã nhiều sẽ dẫn đến quá tải, nguy cơ lây nhiễm cao. Hiện, có những xã nhiều người nhiễm Covid-19 ở huyện Mê Linh đã phải thực hiện mô hình 2 trạm y tế, một trạm thực hiện các công tác chuyên môn, một trạm chỉ giải quyết thủ tục, giấy tờ cho người nhiễm Covid-19.

"Các quy định này trước đây phù hợp, nhưng trong tình hình mới cần sửa đổi theo hướng khuyến khích người dân tự cách ly, điều trị tại nhà không nên có quyết định hành chính. Bên cạnh đó, việc xác nhận người nghỉ ốm do nhiễm Covid-19 nên giống như người mắc các bệnh bình thường, để giảm thời gian đi lại trạm y tế", ông Nguyễn Kiến Dụ kiến nghị./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.