Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ về hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Quốc hội

PV - 19:40, 14/12/2022

Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 18 diễn ra vào chiều 14/12.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 18 - Ảnh: VGP/ĐH
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 18 - Ảnh: VGP/ĐH

Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội do Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày nhấn mạnh, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, đồng thời cụ thể hóa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong hướng dẫn hoạt động, nâng cao năng lực cho đại biểu Quốc hội, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kèm theo Quy chế về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội là cần thiết.

Nghị quyết được xây dựng và ban hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và khả thi về hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Quốc hội; đưa công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội đi vào nề nếp, chuyên nghiệp, hiệu quả; xác định nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội; xác định quyền và trách nhiệm tham gia bồi dưỡng.

Yêu cầu của Nghị quyết nhằm bảo đảm hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; gắn với nhu cầu bồi dưỡng của đại biểu Quốc hội và kế hoạch hoạt động của Quốc hội cả nhiệm kỳ, từng năm; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Về quá trình xây dựng Nghị quyết, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, đến nay, hồ sơ Nghị quyết đã được hoàn thành gồm có: Tờ trình; dự thảo Nghị quyết kèm theo quy chế; báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý; báo cáo đánh giá công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội; một số phụ lục.

Báo cáo ý kiến của Ủy ban Pháp luật về dự thảo Nghị quyết ban hành quy chế này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Quy chế về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội với những lý do như đã nêu trong tờ trình của Ban Công tác đại biểu.

Hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã được Ban Công tác đại biểu chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đã gửi xin ý kiến và tiếp thu ý kiến của nhiều cơ quan ở Trung ương, các đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương và một số chuyên gia, nhà khoa học, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Quy chế - Ảnh: VGP/ĐH
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Quy chế - Ảnh: VGP/ĐH

Cho ý kiến nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là lần đầu tiên có quy chế về việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Về tên gọi, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề về tên gọi của quy chế có nên gọi là bồi dưỡng kiến thức không? Trong khi thực tế hoạt động và bản chất là tăng cường năng lực kỹ năng nói chung. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu cho ý kiến thêm về tên của quy chế này.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trình độ của các đại biểu Quốc hội là khác nhau, chuyên ngành khác nhau, các đại biểu tham gia lần đầu cũng có khác biệt với đại biểu tái cử. Từ những đặc điểm của đại biểu Quốc hội, cần thiết kế chương trình phù hợp với nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tập trung theo nhóm đại biểu như đại biểu chuyên trách địa phương, đại biểu tham gia lần đầu. Đồng thời bày tỏ mong muốn chính quy hoạt động bồi dưỡng, đạo tạo, có bộ tài liệu chính thống, cùng với đó gắn với kỷ luật, kỷ cương trong đào tạo, bồi dưỡng phải có quyết định triệu tập, có chứng nhận.

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy chế, trong đó có đánh giá toàn diện hơn về thực trạng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội gắn với các giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường hoạt động đại biểu Quốc hội, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.