Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tạo cơ hội việc làm cho thanh niên nghèo

PV - 17:36, 23/07/2018

Trong tháng 7/2018, nhiều lớp học viên cuối cùng của Dự án “Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” sẽ tốt nghiệp. Gần 500 học viên là những thanh niên nghèo, thanh niên dân tộc ít người đến từ nhiều vùng quê đã được học nghề, đào tạo bài bản để tự tin gia nhập thị trường lao động.

Trao “cần câu” cho nhiều bạn trẻ

Lù Văn Kim, dân tộc Mông, quê ở Hà Giang là một trong những học viên tham gia lớp học nghề thuộc Dự án “Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” sẽ tốt nghiệp trong khóa học này. Lù Văn Kim là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con, cha mẹ làm nghề nông. Kinh tế cả gia đình chỉ trông chờ vào cây lúa, cây ngô trồng trên ruộng bậc thang hoặc nơi khe đá, núi đá. Kim đã tốt nghiệp trung cấp y, nhưng ra trường đã 2 năm vẫn chưa tìm được việc. Khi biết tổ chức Plan về địa phương chiêu sinh học viên tham gia dự án dạy nghề cho thanh niên nghèo, Kim đã đăng ký tham gia.

việc làm Học viên của Dự án tại một lớp học nghề. (nguồn: Tổ chức Plan)

Rời quê xuống Hà Nội từ tháng 12/2016, Kim chính thức theo học lớp Sơ cấp đường ống 4, chuyên đào tạo nghề lắp đặt đường ống công nghệ. Trang thiết bị thực hành hiện đại, chỗ ở miễn phí sạch sẽ, tiện nghi, được miễn phí hoàn toàn chi phí đào tạo và nơi ở, Kim cũng như nhiều bạn bè yên tâm học hành mà không lo tạo thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Dự án “Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội” được triển khai từ tháng 9/2015 đến cuối tháng 6/2018, do Cơ quan Phát triển Hàn Quốc KOICA chủ nhiệm Dự án, 2 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc là Hyundai Motor Company, Hyundai E&C và tổ chức Plan International tài trợ kinh phí, kỹ thuật.

Về phía Việt Nam, 2 Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội và Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị là đối tác, thực hiện việc cải tạo nhà xưởng, đổi mới thiết bị, giáo trình đào tạo, nâng cao năng lực cho giảng viên… để tham gia khóa đào tạo. Trong 3 năm qua, đã có 467 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được tham gia khóa đào tạo ngắn hạn (trình độ trung cấp, sơ cấp) các nghề đường ống công nghệ, nghề hàn, công nghệ ô tô, sơn và sửa chữa khung vỏ ô tô... theo Dự án.

Bà Sharon Kane, Giám đốc tổ chức Plan International tại Việt Nam cho biết: “Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rất nhiều thanh niên gia đình khó khăn có nhu cầu tham gia các khóa học nghề có chất lượng để tìm cơ hội việc làm, có thu nhập ổn định”. Với những kiến thức về nghề, kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ..., Dự án đã trao cơ hội đổi đời cho các bạn trẻ với những việc làm bền vững.

Đáp ứng yêu cầu của thị trường

Với sự tham gia của các doanh nghiệp, chương trình đào tạo gắn với thực hành, các bạn học viên được “cầm tay, chỉ việc” giúp học viên có thể thích nghi sớm hơn với công việc, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Ông Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, 2 trường đã kết nối với 100 doanh nghiệp, trong đó có 50 doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, 50 doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trong đào tạo, thực tập và tuyển dụng người lao động. Dự án đặt mục tiêu 70% học viên tốt nghiệp tìm được công ăn việc làm ổn định trong vòng 6 tháng và 70% học viên đóng góp thu nhập cho gia đình trong vòng 4 tháng sau tốt nghiệp.

Nhiều bạn trẻ tham gia các khóa học đã tìm được việc làm tại các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn chỉ sau vài tháng đã trở thành thợ cứng, đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng của xưởng, hoặc về quê lập nghiệp với mức lương tương đối ổn định. Ví dụ như học viên Nguyễn Bá Văn (25 tuổi, quê Sơn La) đã là thợ cứng của cửa hàng Mazda Thanh Xuân, mỗi tuần giải quyết các vấn đề về điện cho hàng chục chiếc xe ô tô. Còn anh Lò Văn Thạch là một trong hai cán bộ được giao giám sát và vận hành toàn bộ trạm, vừa giúp sửa chữa đường ống và đồng hồ nước cho những người dân quê hương Chiềng Mun (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).

Ông Kim Jinoh, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam, đơn vị tài trợ cho Dự án cho biết, trong khuôn khổ các Dự án hỗ trợ ODA của Hàn Quốc, KOICA đang hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam thông qua các dự án tăng cường năng lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là đào tạo kỹ sư để làm việc trong các doanh nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc.

TỪ GIANG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.