Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 1/7/2023

BĐT - 18:01, 01/02/2023

Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, do vậy mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng sẽ tăng.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 1/7/2023

Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng từ 01/7/2023 đối với nhóm người lao động này là 9.000.000 đồng. (Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng là 7.450.000 đồng)

Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2023 đối với nhóm đối tượng này là 108.000.000 đồng. (Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 89.400.000 đồng).

Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với nhóm người lao động này như sau:

(Đơn vị: Đồng)

Mức lương tối thiểu vùng

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Vùng I

4.680.000

23.400.000

280.800.000

Vùng II

4.160.000

20.800.000

249.600.000

Vùng III

3.640.000

18.200.000

218.400.000

Vùng IV

3.250.000

16.250.000

195.000.000

Đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, bao gồm:

Nhóm người lao động: Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

  Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

 Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

 Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

 Nhóm người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

 Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

 Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

 Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

 Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động với nhóm người lao động.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.