Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

PV - 10:25, 20/01/2021

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ. Xây dựng Đảng gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị liêm chính.

Ngày 25/11/2020, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Ngày 25/11/2020, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Xây dựng Đảng là then chốt

Theo GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu đầu tiên là tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng muốn mạnh thì Nhà nước phải mạnh, Nhà nước là người thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, biến các quyết sách lãnh đạo của Đảng thành pháp luật, chính sách. Đảng và Nhà nước mạnh thì Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải mạnh mới thực hiện được đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới biến thành hành động thực tế của nhân dân. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

“Đảng mạnh, Nhà nước mạnh, song Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải mạnh. Có vậy hệ thống chính trị của chúng ta mới thật sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, được nhân dân tin yêu, ủng hộ, bảo vệ, xây đắp”, GS.TS Lê Hữu Nghĩa nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở Việt Nam 35 năm qua. Thông qua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ta trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước.

Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng

GS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, đó là: Tăng cường xây dựng Đảng vầ chính trị; coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng; tập trung xây dựng Đảng về đạo đức.

Đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên. Tăng cường xây dựng Đảng về cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham những, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức viên chức.

Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luât của Nhà nước về kinh tế - xã hội, về kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Cơ chế bảo vệ, khuyến khích những người làm công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý tham nhũng cũng như với người tố cao, tích cực đâu stranh chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời xử lý nghiêm những người lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đồng kết nội bộ. Kiểm soát có hiệu quả tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí. Xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, bảo đảm liêm chính, trong sạch, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng và các cơ quan tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng.

Từng bước mở rộng phạm vi phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; từ đó nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.