Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trong thực hiện chính sách BHXH

Hồng Phúc - 11:45, 29/08/2023

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn gửi Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị tiếp tục phối hợp chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Tuyên truyền cho người lao động về lợi ích của việc tham giao BHXH
Tuyên truyền cho người lao động về lợi ích của việc tham gia BHXH

Khó khăn thách thức mới

Nội dung Công văn của BHXH Việt Nam nêu rõ trong những năm qua, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố đã luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Điều đó thể hiện qua việc ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản, đặc biệt đã thống nhất chủ trương ban hành chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương đối với người tham gia BHYT, BH thất nghiệp. Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan phối hợp với cơ quan BHXH triển khai đồng bộ giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và hạn chế số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tại các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, mặc dù kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhất là trong thời kỳ dịch COVID-19, nhưng số người tham gia BHXH, BHYT, vẫn tăng trưởng. Đến hết năm 2022, số người tham gia BHXH đạt khoảng 38,08% và BH thất nghiệp đạt khoảng 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT đạt khoảng 92,04% dân số. Số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, giảm mạnh trong những năm gần đây (năm 2022 chỉ còn chiếm 2,91% số tiền thu, là năm có tỷ lệ chậm đóng thấp nhất từ trước đến nay). Quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT, được đảm bảo.

Năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm. Trong nước, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều lao động nghỉ việc, giãn việc, gây áp lực lớn tới hệ thống an sinh xã hội. Tình trạng doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT, cho người lao động, tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp vẫn diễn ra. 

Tình trạng người hưởng BHXH một lần gia tăng gây áp lực lớn cho việc mở rộng, phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Đến hết ngày 31/7/2023, số người tham gia BHXH đạt khoảng 36,8%, BHYT đạt khoảng 92,3% dân số.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nội dung quan trọng

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, số người tham gia BHXH đạt khoảng 45%, BH  thất nghiệp đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi, trên 95% dân số tham gia BHYT, trong đó khắc phục hiệu quả tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH và các hành vi trục lợi khác, hạn chế việc hưởng BHXH một lần, Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam đề nghị, các Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một số nội dung.

Cụ thể, đưa chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, vào nghị quyết của từng cấp ủy các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Coi việc hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là tiêu chí để xem xét khen thưởng, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT,  tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, do Chủ tịch UBND làm trưởng ban. Quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ công tác của từng thành viên trong việc chỉ đạo, triển khai các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT,  ngăn chặn việc lạm dụng, trục lợi chính sách BHXH, BHYT.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các phương thức, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để cán bộ, đảng viên, chủ sử dụng lao động, người lao động và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa tính nhân văn, ưu việt của chính sách BHXH, BHYT,  từ đó nâng cao ý thức tự giác, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT.

Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chia sẻ, cung cấp thông tin về khai trình lao động của doanh nghiệp, kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cơ quan quản lý về lao động, thuế, kế hoạch đầu tư... với cơ quan Bảo hiểm xã hội; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sử dụng lao động, việc làm, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, tại các đơn vị sử dụng lao động, nhất là đơn vị sử dụng nhiều lao động nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát hiện, ngăn chặn gian lận, trục lợi, chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT.

"Không khen thưởng, vinh danh, không xem xét hồ sơ tham gia đấu thầu các dự án đầu tư công đối với đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Công khai rộng rãi các đơn vị trốn đóng BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, từ 3 tháng trở lên; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tập hợp hồ sơ, tài liệu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý đối với các hành vi gian lận, trốn đóng, trục lợi BHXH, BHYT theo quy định.

Cùng với đó, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh, cải cách hành chính trong khâu đón tiếp bệnh nhân, đẩy mạnh việc sử dụng căn cước công dân có gắn chíp, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng BHXH số (VssID) thay cho thẻ BHYT. Thực hiện đúng quy trình, quy định việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khám, chữa bệnh BHYT sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

BHXH Việt Nam cũng đề nghị, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, xem xét, bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ đóng BH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho người dân, nhất là số người mới thoát nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo,... có hoàn cảnh khó khăn nhằm mở rộng và duy trì người tham gia.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường chức năng giám sát, tuyên truyền vận động các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.