Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

PV - 16:45, 25/09/2018

Ngày 25/9, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số112/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến và Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân chủ trì Hội thảo. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dự, chỉ đạo Hội thảo. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng tham dự Hội thảo.

tăng cường quản lí đất đai Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Dự thảo báo cáo kết quả giám sát “Tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lí rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng” của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy: với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành; các địa phương, doanh nghiệp đã khẩn trương xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 40/41 phương án tổng thể việc sắp xếp, đổi mới và phát triển đối với 252 công ty nông, lâm nghiệp, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Nghị quyết. Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng chỉ rõ trong tổng số hơn 9 nghìn ha đất có nguồn gốc nông, lâm trường với hơn 745 tổ chức, công ty nông - lâm nghiệp, hàng trăm UBND xã và hàng ngàn hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng nhưng mới chỉ rà soát, đo đạc, cắm mốc, thiết lập hồ sơ quản lý được của 254 công ty nông lâm nghiệp với diện tích trên 2 nghìn ha (đạt 25,88%).

Tại Hội thảo các đại biểu lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận, phân tích về thực trạng việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường; cơ chế, chính sách, hình thức tổ chức sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu sô trên diện tích được giao; những bất cập, khó khăn trong việc xây dựng phương án và tổ chức thực hiện việc bàn giao đất thu hồi của xá nông, lâm trường quốc doanh về cho địa phương quản lý; giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã giám sát chuyên đề và khẳng định những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết cũng như chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm triển khai, tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết; phân tích rõ hơn mặt được, chưa được, báo cáo làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức; tăng cường trao đổi, giải trình để làm sáng tỏ vấn đề. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc sắp xếp, quản lý đất đai phải gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; ứng dụng triệt để thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý bảo vệ rừng, gắn quyền lợi với trách nhiệm; duy trì và hình thành những vùng sản xuất nông, lâm sản; giải quyết cơ bản các tồn tại vướng mắc về đất đai; thực hiện tốt việc quản lý đất đai…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.