Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường kiểm soát để tối ưu sử dụng quỹ BHYT vì người bệnh

V. Minh - 14:04, 03/06/2024

Hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ BHYT, góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Đây là định hướng xuyên suốt của toàn ngành BHXH trong tổ chức hoạt động.

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT tháng 5/2024, chủ trì Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã đánh giá, toàn quốc có sự chuyển biến tích cực trong công tác thực hiện chính sách BHYT và kiểm soát chi phí KCB BHYT bất hợp lý.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì Hội nghị
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo của ngành BHXH, hiện nay, tại các bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiếm, ghép tạng. Các trường hợp này cần quá trình điều trị dài ngày và chi phí điều trị rất lớn để phục hồi, duy trì cuộc sống. Đây là gánh nặng với ngay cả những người có điều kiện kinh tế nếu không có BHYT. “Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả, tối ưu quỹ BHYT, tránh lãng phí, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT là điều rất quan trọng trong bối cảnh nguồn lực quỹ có hạn”, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nói.

Hiện nay, các văn bản quy định trong công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT khá đầy đủ, trong đó có Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ là căn cứ để cơ quan BHXH gửi thông tin cảnh báo tới các cơ sở y tế có các chi phí tăng cao bất hợp lý. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát chi phí KCB BHYT; Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, BHXH các tỉnh đã tích cực vào cuộc với trên 30 văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Y tế, hơn 400 văn bản gửi thông tin cảnh báo gửi tới các cơ sở y tế; làm việc với 557 cơ sở y tế. 62 BHXH tỉnh, thành phố đã tổ chức làm việc theo nhóm với các cơ sở KCB.

Ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam) cho hay, đơn vị đã xây dựng nhiều công cụ hỗ trợ lãnh đạo Ngành trong công tác chỉ đạo, thực hiện kiểm soát chi phí BHYT tại các địa phương. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho BHXH các tỉnh, thành phố về phương pháp, kỹ năng đánh giá tình hình gia tăng chi phí bất hợp lý, công cụ quản lý, nhận diện rủi ro. Những công cụ, giải pháp này đã và đang mang lại hiệu quả, hỗ trợ tốt công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT theo đúng quy định.

Thời gian qua, BHXH các tỉnh cũng đã tích cực vào cuộc, tăng cường triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp để kiểm soát hiệu quả quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi BHYT của người tham gia. Trong đó, BHXH các địa phương thường xuyên làm việc, trao đổi để truyền tải đến đội ngũ lãnh đạo, các y, bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh cùng chung tay thực hiện mục tiêu chung vì quyền lợi của người bệnh.

Người đứng đầu ngành BHXH cũng đã yêu cầu, BHXH các địa phương cần bám sát các quy định trong Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để triển khai, thực hiện. Việc kiểm soát chi phí KCB BHYT cần đảm bảo yếu tố phòng ngừa, cảnh báo từ sớm, từ xa và cương quyết với các chi phí bất hợp lý theo quy định; kết hợp giữa thanh tra, kiểm toán và giám định BHYT.

“Thời gian tới, toàn Ngành tiếp tục tập trung cao độ, với tinh thần vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, khoa học, hiệu quả, mục tiêu là tối ưu sử dụng quỹ BHYT, phòng chống lãng phí, đảm bảo tốt quyền lợi của người bệnh theo quy định”, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.