Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước

Lê Hường - 20:59, 30/03/2022

Ngày 30/3, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam (SACCR)” năm 2022.

Hội nghị triển khai dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ của Việt Nam (SACCR)
Hội nghị triển khai dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ của Việt Nam (SACCR)

Theo ông Dương, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh và tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến phức tạp và nhu cầu nước phục vụ sản xuất và đời sống gia tăng, tình trạng thiếu nước ở Đắk Lắk đang là vấn đề gay gắt, đặc biệt ảnh hưởng đến các đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội.

Dự án SACCR hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng thích ứng của 5.838 nông hộ nhỏ, dễ bị tổn thương đối với tình trạng mất an ninh nước do BĐKH trên địa bàn Đắk Lắk. Trong đó, tập trung vào các nội dung như trao quyền cho các nông hộ nhỏ, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào DTTS để quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thông qua bảo đảm nguồn nước.

Theo báo cáo, Dự án SACCR tỉnh Đắk Lắk do Quỹ khí hậu xanh (GCF) viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được thực hiện tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm (2021 - 2026). Tại tỉnh Đắk Lắk, dự án được triển khai tại 11 xã thuộc 4 địa phương, với tổng mức đầu tư hơn 118 tỷ đồng (gồm vốn ODA trên 102 tỷ đồng; vốn đối ứng gần 16 tỷ đồng).

Các hoạt động của dự án tại Đắk Lắk gồm: Thiết kế và xây dựng 917 hệ thống kết nối và phân phối, trong đó có lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị tưới để ứng phó với BĐKH; thành lập 9 nhóm sử dụng nước để vận hành và bảo dưỡng hệ thống; xây dựng hoặc nâng cấp 260 ao chống chịu với BĐKH và thiết lập 43 nhóm quản lý ao; lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước nội đồng cho 2.335 hộ sản xuất nhỏ nghèo, cận nghèo…

Dự án cũng sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ và nông dân trong nhóm đối tượng của dự án về sử dụng, vận hành và bảo dưỡng hệ thống công nghệ tiết kiệm nước, tham gia vào chuỗi giá trị.

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.