Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường hỗ trợ phát triển vùng DTTS, miền núi

PV - 08:32, 16/10/2018

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 15/10/2018, tại Hà Nội. Tại Phiên họp này, một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến, đó là kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Toàn cảnh Phiên họp. Toàn cảnh Phiên họp.

Nghiên cứu đổi mới chính sách dân tộc

Sau khi nghe các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội về: tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019; giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020; giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH13 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến thay mặt Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến cho biết: Trong giai đoạn 2016-2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách dân tộc, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Hộ nghèo ở các huyện 30a, các xã đặc biệt khó khăn giảm 3%-4% /năm, có nơi giảm trên 5%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Chỉ ra những hạn chế, bất cập, khó khăn của vùng DTTS, miền núi và thực hiện chính sách dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đề xuất giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc từ nay đến năm 2020, như: tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đã được ban hành. Rà soát, cân đối, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc. Rà soát, đánh giá, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân định miền núi, vùng cao và phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển bảo đảm khách quan, khoa học, phù hợp. Tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết, đánh giá đúng đắn tình hình, đề ra giải pháp thiết thực hiệu quả. Tổ chức khảo sát, điều tra, hội thảo quốc gia, đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2018, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế bất cập, nguyên nhân…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Phiên họp n Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Phiên họp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc phân bổ ngân sách nhà nước ở địa phương sau khi được Quốc hội giao đảm bảo ưu tiên nguồn lực cho vùng DTTS và miền núi. Đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát thực hiện chính sách dân tộc để Chính phủ thực hiện chính sách dân tộc ngày càng có hiệu quả hơn.

Cần tăng cường hỗ trợ phát triển vùng DTTS, miền núi

Thẩm tra báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết: Báo cáo đã phản ánh được những nét cơ bản về kết quả đạt được trên các lĩnh vực cũng như hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách dân tộc trong 2 năm còn lại (2019-2020). Trong điều kiện chưa xây dựng được Luật dân tộc, đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề nghị chỉ đạo sơ kết, tổng kết công tác dân tộc; nghiên cứu, tích hợp, lồng ghép, thu gọn đầu mối văn bản chính sách theo hướng, tập trung nguồn lực cho chính sách cơ bản, tăng khả năng tiếp cận chính sách của người DTTS…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp.

Thảo luận về các báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của Quốc hội, các đại biểu cơ bản thống nhất với những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại đã chỉ ra trong các báo cáo. Một số đại biểu cho rằng, thời gian tới, cần đánh giá rõ nguyên nhân, hạn chế, tiếp tục quan tâm đến vấn đề giao thông, vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ sinh kế, tăng cường tiếp dân, đối thoại với nhân dân để tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt chính sách...

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, mặc dù Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự ưu tiên, quan tâm, đầu tư phát triển vùng DTTS, miền núi nhưng vùng này vẫn còn rất nhiều khó khăn, chênh lệch khoảng cách phát triển của vùng DTTS, miền núi với vùng thuận lợi ngày càng lớn. Lần đầu tiên, Quốc hội có báo cáo riêng về chính sách đối với vùng DTTS, miền núi để nhìn nhận lại tình hình thực hiện chính sách thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu thêm báo cáo thẩm tra để giải trình làm sáng tỏ vấn đề, đề ra giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, tăng cường hỗ trợ phát triển vùng DTTS, miền núi để giúp đồng bào giảm những khó khăn, phát triển đi lên.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.