Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng 300 hộ cận nghèo chỉ trong 1 năm: Không thể là “điều dễ hiểu”

Quỳnh Chi - 21:21, 22/05/2020

Xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) chỉ sau 1 năm, số hộ cận nghèo đã tăng gần gấp đôi. Sự gia tăng đột biến về hộ cận nghèo này khiến dư luận không khỏi nghi vấn.

Một gia đình đang xây dựng nhà 3 tầng ở thôn Hòa, xã Quảng Nham vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo.
Một gia đình đang xây dựng nhà 3 tầng ở thôn Hòa, xã Quảng Nham vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo.

Theo báo cáo của UBND xã Quảng Nham, năm 2018, tổng số hộ cận nghèo của xã là hơn 400 hộ. Nhưng đến hết tháng 12/2019, số hộ cận nghèo của xã đã tăng lên thành 740 hộ!?.

Ông Trần Văn Năm, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Quảng Nham cho rằng, quy trình xét duyệt hộ nghèo, cận nghèo là theo quy định của Nhà nước, được làm từ thôn lên cấp xã rồi cấp huyện. Tuy nhiên, chỉ trong 1 năm mà tăng thêm 300 hộ cận nghèo quả thật là có vấn đề.

“Có 20 - 30% trong tổng số 300 hộ cận nghèo vừa được xét duyệt là không chính xác. Chưa kể, trong hơn 400 hộ cận nghèo cũ cũng có điều này, tuy nhiên trong số đó cũng có cả những hộ đã làm ăn khá giả lên nhưng mình chưa rà soát lại để cho họ thoát cận nghèo”, ông Năm chia sẻ.

Cũng theo ông Năm, khi nằm trong diện cận nghèo, các hộ sẽ được hưởng nhiều chính sách của Nhà nước, đặc biệt là ưu đãi về vốn vay, lãi suất ngân hàng, các ưu đãi về bảo hiểm y tế, giáo dục; gần đây nhất, hộ cận nghèo sẽ được nhận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Ông Phạm Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham cho biết, theo rà soát năm 2019, toàn xã có 91 hộ nghèo (tương đương 141 khẩu) và 740 hộ cận nghèo (tương đương 3.728 khẩu). Khi được hỏi vì sao chỉ trong 1 năm, số hộ cận nghèo lại tăng chóng mặt đến 300 hộ, ông Dũng lý giải rằng, đời sống của người dân mới được nâng lên thời gian gần đây, còn trước đây đa số đều trong diện khó khăn, vất vả.

“Việc bình xét là do thôn xóm, chúng tôi có ban kiểm tra thẩm định, chấm điểm. Xã chúng tôi ở ven biển, có thể năm nay khá giả nhưng đi biển gặp rủi ro lại trở thành nghèo khó. Vì vậy, việc tăng giảm cũng là điều dễ hiểu”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, trong đợt chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do Covid-19, có 303 khẩu là hộ cận nghèo đang phải rà soát lại, vì trong số này có 26 hộ có cuộc sống khá giả và nhiều trường hợp đã tách hộ, hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống.

“Trong đợt hỗ trợ Covid-19, toàn xã có 740 hộ được nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, có 26 hộ cận nghèo, kinh tế không quá khó khăn đã tự nguyện viết đơn xin không nhận tiền hỗ trợ”, ông Dũng cho hay.

Lý giải của ông Dũng nghe qua có vẻ hợp lý. Bởi Quảng Nham là xã bãi ngang, thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu từ nghề đi biển và buôn bán hải sản (vốn thường rủi ro - Pv). Tuy nhiên, chỉ trong 1 năm mà số hộ cận nghèo tăng 300 hộ không thể là “điều dễ hiểu” như lời khẳng định của Phó Chủ tịch UBND xã này.

Đây là vấn đề các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc xác minh làm rõ. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ theo dõi để thông tin đến bạn đọc.

Sáng 20/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn về kiểm tra kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019. Trong công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng yêu cầu các cấp rà soát danh sách hộ nghèo, cận nghèo năm 2019, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, tổ chức đưa đối tượng không đủ điều kiện vào danh sách để trục lợi chính sách.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.