Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tấm thẻ bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào Khmer vùng núi Châu Lăng

N. Tâm- Hồng Diễm (CĐ) - 17:12, 23/08/2021

Nhiều năm qua, từ các chương trình chính sách đầu tư, hỗ trợ, an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào Khmer ở xã ĐBKK Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang), đời sống kinh tế gia đình, bộ mặt nông thôn nơi đây đã thay đổi rõ rệt. Trong đó, việc triển khai chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đang góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Nhờ có chính sách của BHYT cho đồng bào DTTS, anh Chau Hon an tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình
Nhờ có chính sách của BHYT cho đồng bào DTTS, anh Chau Hon an tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình

Anh Chau Hon,dân tộc Khmer sống tại xã Châu Lăng chia sẻ : Gia đình anh có 6 nhân khẩu, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thẻ BHYT để khám bệnh anh rất mừng vì trong nhà ai cũng được cấp thẻ có bệnh cần phải đi khám anh cũng đỡ lo hơn.

“ Má tôi năm nay đã lớn tuổi nên có thẻ BHYT là rất cần thiết. Dù sau này, gia đình không thuộc đối tượng được cấp miễn phí nữa, tôi cũng sẽ cố gắng mua BHYT cho cả nhà…”, anh Chau Hon nói

Nói về tấm thẻ “cứu cánh” này, chị Néang Kim Eng ở cùng xã Châu Lăng kể: Trước đây có bệnh, chị không dám đi khám ở bệnh viện vì sợ tốn kém. Được các cán bộ xã đến tận nhà tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm, đồng thời sống ở xã khó khăn nên chị được cấp BHYT miễn phí. Giờ đây, mỗi khi có bệnh chị đều lên trạm y tế để bác sĩ khám và lấy thuốc. Nhờ vậy, sức khỏe chị ổn định, không bị ốm vặt nên tích cực lao động kiếm thêm thu nhập gia đình.

Song song với việc triển khai cấp BHYT cho các đối tượng được thụ hưởng, xã còn tăng cường các thiết bị y tế, cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ cơ sở để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khám, cấp thuốc lưu động cho người dân.

Theo báo cáo của xã Châu Lăng, đến nay tỷ lệ số người tham gia BHYT của xã đạt 98%. Số lượt người sử dụng BHYT là 15261/12555 thẻ, đạt tỷ lệ trên 121%. Đặc biệt là chị em phụ nữ, đến khám thăm khám về các bệnh phụ nữ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bà Phạm Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Lăng cho biết: Với đặc điểm là xã miền núi đặc biệt khó khăn, tỷ lệ người dân tộc Khmer chiếm trên 62%, hầu hết bà con đều được cấp BHYT miễn phí. Tuy nhiên, thời điểm vài năm trước, mặc dù được cấp thẻ BHYT miễn phí, nhưng bà con không có thói quen sử dụng. Khi có bệnh, bà con chỉ tự dùng thuốc, do đó đến bệnh viện hầu hết bệnh đã trở nặng, rất khó khăn cho công tác khám điều trị, cũng như tốn kém thêm cho các gia đình vì những chi phí phát sinh. Do đó, cán bộ xã, cán bộ y tế địa phương đã phải đến tận các ấp để tuyên truyền, vận động bà con hiểu được giá trị thẻ BHYT, an tâm đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

“Năm 2021, trên địa bàn xã Châu Lăng chỉ còn 5 ấp đặc biệt khó khăn, do đó một số ấp không thuộc diện ĐBKK, bà con không được cấp thẻ BHYT miễn phí. Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều hộ đến xã để mua BHYT, điều này cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của bà con , và mọi người cũng đã thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT”, bà Nguyệt cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.