Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tấm lòng của vị bác sĩ ở Bệnh xá Lâm trường 155

PV - 15:55, 06/11/2018

Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vừa là nhiệm vụ, vừa là tình cảm của cán bộ Quân y Biên phòng đối với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Với sự tận tâm trong công tác chuyên môn và thái độ phục vụ người bệnh chu đáo, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, bác sĩ Phạm Tất Ban, Bệnh xá trưởng Lâm trường 155 (Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 327) luôn hết lòng vì công việc, vì người bệnh, được đồng nghiệp khen ngợi, nhân dân địa phương quý mến.

Bác sĩ Phạm Tất Ban khám bệnh cho người dân địa phương tại Bệnh xá Lâm trường 155. (Ảnh TL) Bác sĩ Phạm Tất Ban khám bệnh cho người dân địa phương tại Bệnh xá Lâm trường 155. (Ảnh TL)

Trong chuyến công tác đến xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), chúng tôi có dịp đến Bệnh xá Quân dân y Lâm trường 155. Bác sĩ Phạm Tất Ban dẫn chúng tôi đi thăm khu Bệnh xá, giới thiệu, Bệnh xá Lâm trường 155 được biên chế 3 y, bác sĩ, nhiệm vụ chủ yếu là khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, nhân dân trên địa bàn đóng quân. Ngoài ra, còn thực hiện các chương trình y tế quốc gia của địa phương, tiến hành công tác dân vận, tham gia huấn luyện và tăng gia sản xuất.

Bác sĩ Ban cho hay, ở Bệnh xá anh em rất nhiệt tình, không quản ngại gió mưa, ngày đêm, mỗi khi có bệnh nhân đến khám, cấp cứu hay khi nhận được tin báo có trường hợp bị bệnh là nhanh chóng có mặt kịp thời để khám, điều trị.

Ở bản Ngàn Chuông, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu có trường hợp ông Lý Quốc Sinh là bệnh nhân bị bệnh xương khớp. Vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên ông phải nằm liệt giường mấy tháng mà không có tiền chữa trị. Tình cờ, một lần đi cơ sở làm công tác tuyên truyền, bác sĩ Ban biết được hoàn cảnh của ông Lý Quốc Sinh, thế là mỗi ngày anh lặn lội đi hơn 20km đường rừng để đến nhà điều trị cho ông Sinh. Ròng rã như vậy hơn một tháng trời, khi sức khỏe ông Sinh chuyển biến tốt, bác sĩ Ban mới khuyên ông Sinh đến Bệnh xá Lâm trường để tiếp tục điều trị đến lúc bệnh nhân đi lại bình thường thì bác sĩ Ban mới cho xuất viện. Toàn bộ thuốc men và tiền ăn ở của ông Sinh đều được bác sĩ Ban hỗ trợ. Hôm gặp chúng tôi, ông Sinh vui mừng nói: “Nhờ có bác sĩ Ban giúp đỡ, giờ đây mình đã có thể đi lại thoải mái. Tấm lòng của bác sĩ Ban, tôi không bao giờ quên được!”

Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân được bác sĩ Ban cùng đồng nghiệp khám, điều trị và chia sẻ khó khăn. Không chỉ làm tốt công tác khám bệnh và điều trị, bác sĩ Ban còn chủ động tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy Lâm trường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ăn ở khoa học, hợp vệ sinh, phòng chống các dịch bệnh như: sốt rét, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp…; tích cực tham gia các chương trình y tế như: Kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng...

Một ngày làm việc của bác sĩ Ban thường bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng và kết thúc vào 23 giờ đêm, nên anh rất ít có thời gian dành cho gia đình. Chính vì vậy mà có hôm, nhận được tin con bị ốm anh không về được. Thương vợ, đôi ba lần bác sĩ Ban đã nghĩ đến việc chuyển công tác về gần nhà, song cảm nhận được tình cảm yêu quý và gắn bó của các bệnh nhân và đồng bào, anh lại không thể xa Bệnh xá 155.

Bác sĩ Ban bộc bạch: “Đồng bào chính là công việc, là cuộc sống của tôi nên tôi không muốn rời xa họ”.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.