Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Lê Hường - 17:14, 25/06/2023

Chiều 25/6, Ban quản lý Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông cho biết, Đoàn chuyên gia tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ tiến hành thẩm định thực địa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông từ ngày 26 - 30/6/2023.

Hang động trong hệ thống Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
Hang động trong hệ thống Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Theo báo cáo, công viên địa chất Đắk Nông được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO từ năm 2020 với diện tích là 4.760 km2, bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và Tp. Gia Nghĩa.

Sau 4 năm đạt danh hiệu, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trên 3 tuyến du lịch trải nghiệm địa chất, thực hiện nghiêm việc bảo tồn cảnh quan, giá trị địa chất, văn hóa, các kế hoạch nhằm cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt với các hoạt động truyền thông quảng bá, giáo dục, môi trường, liên kết du lịch và hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động mạng lưới Công viên địa chất… góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về Công viên địa chất, nâng cao vai trò, vị thế của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.

Du lịch Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, mở ra hướng phát triển bền vững dựa trên các giá trị bản sắc văn hóa, sự kỳ vĩ của cảnh quan thiên nhiên, các di sản độc đáo về địa chất… đóng góp quan trọng trong định hướng cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là kinh tế du lịch tạo sinh kế cho người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo trên chính quê hương của mình.

Việc tái thẩm định nhằm giúp hệ thống mạng lưới công viên địa chất toàn cầu phát triển mang tính bền vững.

Theo đó, Đoàn chuyên gia UNESCO sẽ tiến hành khảo sát đánh giá thực địa các tuyến du lịch như tuyến du lịch “Trường ca của Lửa và Nước” bắt đầu từ Tp. Gia Nghĩa đến thác Gia Long của huyện Krông Nô; tuyến du lịch “Bản giao hưởng của Làn gió mới” bắt đầu từ huyện Cư Jút đến Tp. Gia Nghĩa; tuyến du lịch “Âm vang từ Trái đất” bắt đầu từ Tp. Gia Nghĩa đến với hồ Tà Đùng, huyện Đắk Glong.

Trong quá trình tái thẩm định các điểm đến thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Đoàn chuyên gia sẽ thu thập tài liệu, trải nghiệm nhiều hoạt động đa dạng. Từ đó, các chuyên gia đưa ra những góp ý, khuyến nghị nhằm góp phần phát triển hơn nữa Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Kết quả của đợt tái thẩm định Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông sẽ được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu thảo luận và biểu quyết vào tháng 11/2023. Thông báo chính thức sẽ gửi về tỉnh trong khoảng quý I/2024.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.