Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tái hiện Lễ Sú Khon Khoài của người dân tộc Lự Lai Châu

Tạ Đức Hạnh - 05:38, 31/08/2024

Sú Khon Khoài (Lễ cúng hồn, vía của trâu) là nghi lễ truyền thống trong đời sống tâm linh của đồng bào Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu để người dân tỏ lòng biết ơn con trâu năm qua đã cần mẫn mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no cho người dân.

Nghi lễ Sú Khon Khoài thường diễn ra vào thời điểm chuẩn bị cho mùa vụ mới của một năm. Những con trâu to, khoẻ,đẹp được người dân đưa đến khu vực làm lễ.
Nghi lễ Sú Khon Khoài thường diễn ra vào thời điểm chuẩn bị cho mùa vụ mới của một năm. Những con trâu to, khoẻ, đẹp được người dân đưa đến khu vực làm lễ
Các thầy cúng buộc chỉ vào sừng trâu
Các thầy cúng buộc chỉ vào sừng trâu
Lễ vật cúng hồn trâu
Lễ vật cúng hồn trâu
Thầy cúng làm lễ cho các chủ trâu
Thầy cúng làm lễ cho các chủ trâu
Trong nghi lễ cúng, thầy cúng và chủ trâu đặt một ngón tay lên mâm lễ, để thực hiện nghi lễ
Trong nghi lễ cúng, thầy cúng và chủ trâu đặt một ngón tay lên mâm lễ, để thực hiện nghi lễ
Trong khuôn khổ lễ hội còn tôn vinh nghề dệt truyền thống của dân tộc Lự
Trong khuôn khổ lễ hội còn tôn vinh nghề dệt truyền thống của dân tộc Lự
Nghi thức lễ cúng trâu thường được kéo dài trong một buổi sáng, nhằm cầu mong đàn trâu của bản được khỏe mạnh để phục vụ mùa màng, hỗ trợ bà con sức cày kéo trong vụ sau Đây cũng là dịp để bà con dân bản thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi.
Nghi thức lễ cúng trâu thường được kéo dài trong một buổi sáng. Kết thúc lễ hội, bà con tay trong tay múa vòng xòe đoàn kết


Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...