Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tái hiện Lễ hội Xăng Khan của người Thái tại “Ngôi nhà chung”

PV - 19:04, 02/05/2018

Lễ hội Xăng Khan là di sản văn hóa lâu đời, thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An (gồm các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn).

Theo các già làng người Thái: “Khi mặt đất bằng lá đa, bầu trời bằng vảy con ốc, núi rừng bằng dấu chân con gà ri thì đã có Xăng Khan”. Đây là nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh truyền từ đời này sang đời khác, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái hàng trăm năm nay.

Tham gia buổi Lễ, dân làng trổ tài thi hát, múa sạp, uống rượu cần… tạo thành cuộc vui sôi nổi. Mọi người, chúc nhau bình an, gặp nhiều may mắn. Tham gia buổi Lễ, dân làng trổ tài thi hát, múa sạp, uống rượu cần… tạo thành cuộc vui sôi nổi. Mọi người, chúc nhau bình an, gặp nhiều may mắn.

Lễ hội Xăng Khan là ngày vui của bản Thái nói chung và họ hàng nhà các ông mo nói riêng. Đây không chỉ là ngày lễ cầu yên để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình mà còn là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, giao lưu và nên duyên vợ chồng. Lễ hội Xăng Khan của đồng bào Thái miền Tây xứ Nghệ cũng vừa được Bộ VHTT&DL công nhận là là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (tháng 3/2018). Lễ hội Xăng Khan của đồng bào Thái miền Tây Nghệ An tại Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vào dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc Thái tham gia diễn xướng tái hiện Lễ hội Xăng Khan độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An tại Ngôi nhà chung của 54 dân tộc Việt Nam. Vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc Thái tham gia diễn xướng tái hiện Lễ hội Xăng Khan độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An tại Ngôi nhà chung của 54 dân tộc Việt Nam.
Cũng từ lễ hội này, những điệu nhảy, những câu hát mang hình thức diễn xướng đã được nhiều đơn vị nghệ thuật quần chúng phát triển thành những tiết mục văn nghệ mang tính nghệ thuật truyền thống đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi người trong các kỳ hội diễn hằng năm. Cũng từ lễ hội này, những điệu nhảy, những câu hát mang hình thức diễn xướng đã được nhiều đơn vị nghệ thuật quần chúng phát triển thành những tiết mục văn nghệ mang tính nghệ thuật truyền thống đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi người trong các kỳ hội diễn hằng năm.
Các trò diễn trong Lễ Xăng Khan tái hiện lại một phần trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Thái, chứa đựng trong đó tinh thần lao động, tính nhân văn, cộng đồng và đoàn kết. Các trò diễn trong Lễ Xăng Khan tái hiện lại một phần trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Thái, chứa đựng trong đó tinh thần lao động, tính nhân văn, cộng đồng và đoàn kết.
Các thiếu nữ dùng cây Bong Bu để gõ nhịp hòa quyện với tiếng cồng chiêng tạo nên một thứ âm thanh đặc sắc của Lễ hội Xăng Khan. Các thiếu nữ dùng cây Bong Bu để gõ nhịp hòa quyện với tiếng cồng chiêng tạo nên một thứ âm thanh đặc sắc của Lễ hội Xăng Khan.

NGỌC TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.