Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tác dụng chữa bệnh của củ sắn dây

BTK - 11:35, 02/03/2020

Củ sắn dây là loại thực phẩm được trồng và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Củ sắn dây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Củ sắn dây có vị ngọt, tính mát, thường được dùng để giải cảm, chữa nóng trong người, đau đầu, kiết lỵ, sốt cao, khát nước,... Dưới đây là một số bài thuốc từ củ sắn dây.

Tác dụng chữa bệnh của củ sắn dây

Trị táo bón hiệu quả

Hàm lượng chất xơ cao trong củ sắn dây sẽ giúp dạ dày làm việc tốt hơn, ổn định được sự rối loạn xảy ra và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra củ sắn dây còn chứa saponin có tác dụng giải độc cao, chống viêm sẽ giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Chữa cảm nắng, đau đầu

Củ sắn dây vốn có tính mát, khi giã nát rồi pha vào nước để sắc uống sẽ giúp cơ thể giảm đau đầu, giảm tình trạng say nắng hiệu quả. 30g củ sắn dây sắc với 1 lít nước, sau đó bỏ bã và lấy nước còn lại sử dụng. Nước sắn dây dùng nấu cháo, thêm với 1 chút gừng sẽ có tác dụng chữa cảm nắng và đau đầu rất hiệu quả.

Chứa các chất chống độc tốt cho sức khỏe

Củ sắn dây chứa một số hoạt chất có tác dụng chống độc, chống oxy hóa vô cùng có lợi cho cơ thể có thể kể đến như: Saponin: Chống oxy hóa, giải độc tốt cho cơ thể. Phytate: Cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Tannin: Một chất chống độc cực phổ biến xuất hiện ở nhiều loại thực vật.

Điều trị mẩn ngứa và mụn nhọt

Củ sắn dây thường được tán thành bột để pha nước uống vì nó có tác dụng thanh nhiệt và giải độc tốt cho cơ thể. Với saponin, tanin trong củ sắn dây sẽ giúp cơ thể của các chị em không bị độc tố thâm nhập gây nổi mẩn ngứa và mụn nhọt trên da. Hơn nữa lá gan sẽ được bảo vệ, cơ thể luôn được thanh mát và không bị nóng trong người.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.