Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024

Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của trí tuệ, bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trong ảnh: Các nữ dân quân miền Nam tập luyện cho Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ).
Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của trí tuệ, bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trong ảnh: Các nữ dân quân miền Nam tập luyện cho Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ).

Suốt 70 năm qua, đã có hàng trăm cuốn sách, hàng vạn bài viết; nhiều hội thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm chiến đấu; nhiều công trình khoa học ở Việt Nam và nước ngoài phân tích, bàn luận về sức mạnh mà quân và dân Việt Nam làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Nhưng với tầm vóc và ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ, hiện vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết sâu sắc, toàn diện hơn.

Trong đó, bài học về huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cần được tiếp tục làm sâu sắc thêm. Điều này đã được nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, tổ chức ngày 11/4/2024, tại tỉnh Điện Biên.

Tại Hội thảo này, Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Cũng tại Hội thảo, Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu khẳng định, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta không chỉ thể hiện trong những trận đánh, mà ở cả những ngày không chiến đấu.

“Binh chủng” xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có “quân số” hơn 20.000 chiếc. (Ảnh tư liệu)
“Binh chủng” xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có “quân số” hơn 20.000 chiếc. (Ảnh tư liệu)

Trong 56 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ, khối lượng vật chất bảo đảm lên tới hơn 20.000 tấn (gồm: 1.200 tấn đạn 1.783 tấn xăng dầu, 14.950 tấn gạo, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 1.034 tấ

“Đó là những lúc đào hào, tiến về phía địch, khoét sâu, tiến sát vào tâm hào của địch. Không chỉ trong 56 ngày đêm chiến đấu, mà trong suốt 3 tháng trước, ta đã lao động kịch liệt, kéo pháo vào, kéo pháo ra...”, Đại tá Nguyễn Hữu Tài chia sẻ.

Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn ở việc huy động sức người, sức của từ hậu phương cho tiền tuyến. Theo dự kiến ban đầu, quân số của chiến dịch là 42.000 người (sau tăng lên 53.830 người). Dự kiến nhu cầu hậu cần chiến dịch gồm: 434 tấn đạn, 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm...

Nhưng đó là dự kiến cho phương án đánh Điện Biên Phủ trong 2 ngày 3 đêm. Khi thay đổi phương án tác chiến, nhu cầu hậu cần tăng gấp nhiều lần. Trong 56 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ, khối lượng vật chất bảo đảm lên tới hơn 20.000 tấn (gồm: 1.200 tấn đạn 1.783 tấn xăng dầu, 14.950 tấn gạo, 1.034 tấn thực phẩm... Để vận chuyển khối lượng lớn đó, phương tiện của Tổng cục cung cấp (534 xe ô tô vận tải của 16 đại đội) dù đã “vượt cung, tăng chuyến” cũng không đủ. Và, một “binh chủng” đặc biệt của Chiến dịch đã được thành lập – “binh chủng” xe đạp thồ.

Giuyn Roa, nhà báo - nguyên đại tá Quân đội Pháp đã viết: “Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà đó là những chiếc xe đạp Pơgiô thồ 200 - 300 kg hàng do những dân công ăn không no, ngủ trên những tấm ni lon trải ngay trên mặt đất. Tướng Nava bị đánh bại bởi trí thông minh và quyết tâm chiến thắng của đối phương”.

Bài học về phát huy sức mạnh từ hậu phương lớn làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đã và đang được trao truyền cho thế hệ trẻ. (Trong ảnh: Hoạt động trải nghiệm đẩy xe đạp thồ tại đường lên Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Bài học về phát huy sức mạnh từ hậu phương lớn làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đã và đang được trao truyền cho thế hệ trẻ. (Trong ảnh: Hoạt động trải nghiệm đẩy xe đạp thồ tại đường lên Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

“Binh chủng” xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có “quân số” hơn 20.000 chiếc. Cùng với đó là hàng vạn dân công Liên khu IV, Liên khu V; đồng bào các dân tộc Tây Bắc... tham gia tải thương, gùi thực phẩm, vũ khí, trang bị vào chiến trường.

Ôn lại những ngày tháng hào hùng cách đây 70 năm, tại Hội thảo tổ chức ngày 11/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường tự hào: “Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh, Khu ủy Tây Bắc, Đảng bộ, chính quyền, quân, dân các dân tộc Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu (nay là 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu) nói riêng, đã vượt mọi khó khăn, gian khổ, đóng góp sức người, sức của tham gia chiến dịch. Trong điều kiện đời sống còn vô cùng thiếu thốn, nhưng đồng bào sẵn sàng nhường lương thực cho bộ đội, để cả nước cùng ra trận, để tất cả cho chiến thắng”.

Bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước. Dự báo trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp; bên cạnh thời cơ, thuận lợi sẽ có nhiều khó khăn, thách thức. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vào sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.