Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khởi sắc bản làng

Sức hút của làng du lịch trên đỉnh núi Pờ Yầu

Ngọc Thu - 07:41, 27/10/2024

Đi hết con đường dốc đứng ngoằn nghèo dài 13km, từng chóp nhà dần hiện ra. Ngôi làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) nằm ẩn sâu trong những cánh rừng già, chon von trên dãy núi cao chót vót. Làng gọi theo tên con suối Pờ Yầu trong khu rừng nguyên sinh như một nàng thơ với vẻ đẹp lãng mạn và hùng vĩ.

Đội cồng chiêng làng Pờ Yầu trình diễn đón mừng du khách
Đội cồng chiêng làng Pờ Yầu trình diễn đón mừng du khách

Ngôi làng trên đỉnh núi

Sức hấp dẫn của Làng Pờ Yầu, là nằm trên đỉnh núi  Pờ Yầu với độ cao gần 1.200m so với mặt nước biển, cùng với đời sống văn hóa tinh thần phong phú và giàu bản sắc của cộng đồng Ba Na. Ngôi làng đang được kỳ vọng là điểm nhấn chấp cánh cho du lịch của huyện Mang Yang phát triển trong tương lai gần.

Ngôi làng nằm chon von trên đỉnh núi Pờ Yầu
Ngôi làng nằm chon von trên đỉnh núi Pờ Yầu

Có thể tìm hiểu về tập tục với thói quen sống bám rừng, gần suối từ khi lập làng, đồng bào Ba Na thường chọn một ngọn núi cao ở giữa những ngọn núi cao khác, vạt cây cối, mở đường đi, rồi dựng lên những ngôi nhà. Những căn nhà sàn nho nhỏ nằm nem nép từa tựa vào nhau, cả làng sống quần tụ và quây quần vào núi. Xa hơn, thác nước Pờ Yầu nơi cung cấp nguồn sống cho hàng trăm hộ dân trong làng chảy dài như dải lụa giữa núi rừng hoang sơ cùng những tán cây cổ thụ xanh ngát.

Dân làng Pờ Yầu mời du khách thưởng thức ẩm thực đặc sắc của đồng bào Ba Na
Dân làng Pờ Yầu mời du khách thưởng thức ẩm thực đặc sắc của đồng bào Ba Na

Ông Gep (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang) cho biết: Làng có gần 600 khẩu, chủ yếu là dân tộc Ba Na sinh sống. Chúng tôi bảo nhau làm ăn, cùng lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, cồng chiêng cùng các lễ hội của dân tộc mình. Khi huyện triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn, dân làng ai cũng mừng và quyết tâm làm du lịch, như tập luyện cồng chiêng, múa hát và mời du khách thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào Ba Na…

Những người thích khám phá và thử thách bản thân có thể chọn lên đỉnh Pờ Yầu bằng cách đi bộ ngắm rừng nguyên sinh; hay đi xe máy qua những con dốc dựng đứng. Cả 2 lựa chọn đều mang lại cảm giác phấn khích, tận hưởng đầy đủ không khí thiên nhiên trong lành và nhịp sống chậm rãi, bình yên.

Anh Lê Chí Nguyện, Giám đốc Công ty Du lịch Tây Nguyên Xanh (TP. Pleiku) nhận định: Cung đường lên đỉnh núi có nhiều view rất đẹp để khách lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời. Sau các giải chạy, chắc chắn điểm du lịch nông thôn này sẽ ngày càng thu hút du khách. Tôi cho rằng, đây là điểm nhấn cho du lịch địa phương.

Hàng trăm runner đến từ các tỉnh, thành trên toàn quốc rạng rỡ tham gia Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”
Hàng trăm runner đến từ các tỉnh, thành trên toàn quốc rạng rỡ tham gia Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”

Phát triển du lịch nông thôn

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn giai đoạn 2023 - 2025, huyện Mang Yang tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, phải kể đến thành công của Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” với quy mô toàn quốc.

Huyện Mang Yang xác định mục tiêu thông qua thể thao để quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng Pờ Yầu, thu hút du khách, phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã tổ chức các giải chạy, công tác tổ chức dần bài bản, chuyên nghiệp, giúp các vận động viên và du khách có được những trải nghiệm thú vị, với thử thách leo núi, thưởng thức ẩm thực truyền thống do bà con người Ba Na phục vụ ngay trên đích đến là đỉnh Pờ Yầu. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành đồng hành cùng chính quyền địa phương thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa điểm du lịch nông thôn này.

Bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, cho biết: Đỉnh Pờ Yầu là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào Ba Na, còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao… chúng tôi mong muốn giới thiệu tới bạn bè trong và ngoài tỉnh về địa danh Pờ Yầu - ngôi làng nằm trên đỉnh núi với khung cảnh hùng vĩ. Đây chính là tiềm năng để huyện Mang Yang hướng đến phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn góp phần nâng cao đời sống của bà con làng Pờ Yầu... Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì các hoạt động và mở rộng kết nối nhằm quảng bá hình ảnh của địa phương nhằm phục vụ công tác phát triển du lịch.

Cung đường uốn lượn dẫn lên ngôi làng Pờ Yầu mang đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc
Cung đường uốn lượn dẫn lên ngôi làng Pờ Yầu mang đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025. Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức chương trình khảo sát và hội nghị đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại 3 huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh, trong đó, có điểm du lịch làng Pờ Yầu.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai - Nguyễn Văn Ý mong muốn: Các doanh nghiệp phát huy vai trò cầu nối, đóng góp cho địa phương trong công tác xây dựng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách. 

Ngoài ra, cơ quan quản lý hỗ trợ quảng bá, xúc tiến để hỗ trợ các địa phương nói riêng và du lịch của Gia Lai nói chung, nhằm đạt được mục tiêu tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại Gia Lai.

Tin cùng chuyên mục
Những kết quả nổi bật trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III

Những kết quả nổi bật trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019, có 5/7 chỉ têu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh được cải thiện và nâng lên rõ rệt.