Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sức bật nơi vùng đất U Minh

Song Vy - 10:11, 26/08/2020

Trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, rừng U Minh, huyện U Minh (Cà Mau) là lá chắn chở che cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng. Mặc dù chịu nhiều “thương tích” của chiến tranh, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, diện mạo của U Minh đang ngày thêm đổi mới.

Sức bật nơi vùng đất U Minh

Dấu ấn nhiệm kỳ

Trò chuyện với chúng tôi, ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND huyện U Minh rất tự hào khi nói về những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã làm được sau 40 năm kể từ ngày thành lập huyện, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ông Ba cho biết, thành quả quan trọng phải nhắc tới là phát triển giao thông. Chỉ tính riêng giai đoạn 2015 - 2020, huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng mới 98 tuyến lộ với chiều dài 179,5km, tổng kinh phí 53,9 tỷ đồng; duy tu, sửa chữa 11 tuyến lộ, kinh phí 24,2 tỷ đồng; xây dựng 94 cây cầu, kinh phí 23,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã có hơn 167km đường ô tô, 574km đường giao thông nông thôn, 300 cầu bê tông.

Giao thông thuận lợi thúc đẩy hoạt động giao thương và kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện ngày càng phát triển; số hộ dân được sử dụng điện chiếm đến 99%. Miệt rừng U Minh giờ có 4 khu chợ lớn, 172 doanh nghiệp với hơn 1.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Một thành quả nổi bật khác là, địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Với chủ trương giúp người dân chuyển dịch kinh tế đúng hướng, các dự án, mô hình mới, cách làm hay bám sát thực tiễn và bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương đã phát huy hiệu quả.

Chỉ riêng giai đoạn 2015 - 2020, huyện đầu tư xây dựng 119 mô hình về nông nghiệp. Nhờ đó, mà chuyện thu nhập vài trăm triệu đồng/hộ/năm không còn lạ. Như xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì U Minh là Khánh Hòa, nay đã có 10% số hộ dân có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Hiện, U Minh chỉ còn 2,84% hộ nghèo; thu nhập bình quân ước đạt 50,6 triệu đồng/người/năm, tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2016.

Đoàn kết đồng lòng

Ông Lê Thanh Mãi, Phó Chủ tịch xã Khánh Lâm cho biết, Khánh Lâm là xã đặc biệt khó khăn, được huyện chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Những năm qua, với nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân xã, đến thời điểm này, Khánh Lâm đã đạt 15/19 tiêu chí NTM. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn 5,96%; hộ cận nghèo là 1,58%. Xã đưa ra mục tiêu phấn đấu, trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3%, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích xã NTM vào cuối năm.

Theo Chủ tịch huyện U Minh Dư Bé Ba, thành công lớn nhất trong nhiệm kỳ vừa qua là, Đảng bộ huyện đã bám sát chủ trương, chính sách của cấp trên, vận dụng phù hợp thực tiễn và luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết. Do đó nhận được sự đoàn kết đồng lòng, đồng thuận tham gia của Nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Huyện U Minh phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 68 triệu đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% và giải quyết việc làm cho 20.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) xuống dưới 2%; 98% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; huyện đạt chuẩn NTM; hằng năm Đảng bộ huyện được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên…


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.