Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sự kiện văn hóa đặc biệt - Festival Áo bà ba dệt bằng tơ khóm tại Hậu Giang

Anh Trúc - 12:02, 27/06/2023

Hậu Giang lần đầu tiên tổ chức Festival Áo bà ba, đặc biệt là vải được dệt bằng tơ khóm.

Áo bà ba là trang phục truyền thống, gắn bó với đời sống thường nhật và mang nét đẹp đằm thắm của phụ nữ Nam bộ.
Áo bà ba là trang phục truyền thống, gắn bó với đời sống thường nhật và mang nét đẹp đằm thắm của phụ nữ Nam bộ.

Hậu Giang lần đầu tiên tổ chức Festival Áo bà ba dệt bằng tơ khóm. Sự kiện văn hóa đặc biệt này dự kiến tổ chức 3 ngày từ 29/9 đến 1/10. Theo đó, tại sự kiện với các nội dung  triển lãm tranh, trình diễn về áo bà ba từ xưa đến nay; giới thiệu ẩm thực với những gian hàng triển lãm...

Sân khấu thiết kế trong Khu Hồ Sen, vừa triển lãm, trình diễn vừa tạo thành điểm chơi những trò chơi dân gian, để người dân cùng tham gia; triển lãm ảnh sẽ thực hiện tại bờ kè Xà No, đoạn có vườn tượng.

Theo bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đây sẽ là sự kiện văn hóa đặc biệt, mới, lạ, nhưng gần gũi và ý nghĩa chào mừng 20 năm thành lập tỉnh. Ý tưởng thiết kế hay, với các không gian triển lãm, trưng bày và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí đi kèm.

Sự kiện còn có ý nghĩa là thương hiệu riêng của Hậu Giang, là câu chuyện để nói về đất và người Hậu Giang, thông qua chiếc áo bà ba là biểu trưng trang phục phụ nữ Nam bộ.

 Đặc biệt, vải để may áo bà ba sẽ được dệt bằng tơ khóm (thơm, dứa). Tơ khóm được làm bằng cách dùng máy tách sợi từ lá khóm, sau đó sợi tơ khóm được xử lý và dệt thành vải.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...