Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi: Hiệu quả nhưng khó nhân rộng

PV - 15:54, 23/07/2018

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi, có tác dụng giảm được mùi hôi, hạn chế các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học vẫn còn nhiều hạn chế, mô hình tuy hiệu quả nhưng khó nhân rộng.

chăn nuôi Nông dân ở ĐBSCL mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn về vốn để có thể áp dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi.

Giảm chi phí

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 2 phương pháp chăn nuôi được người dân sử dụng nhiều nhất là

đệm lót sinh học và biogas. Riêng về đệm lót sinh học đã được nhiều hộ dân áp dụng và cho kết quả tốt. Hiện toàn tỉnh có khoảng 120 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng đệm lót sinh học, với tổng diện tích 6.700m2. Theo ý kiến của các hộ dân, cách nuôi này cho thu nhập cao hơn 50% so với cách nuôi truyền thống, chi phí thấp, tiết kiệm được từ 60-70% lượng nước, 60% chi phí lao động, giảm 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y. Việc triển khai mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi được xem là giải pháp khả thi, giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, ngừa dịch bệnh.

Ông Phan Văn Lơ, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn là một trong những hộ đi tiên phong thực hiện mô hình này trên đàn gà của mình, ông cho biết: Đàn gà của gia đình ông có quy mô từ 7.000-8.000 con/năm, nhờ sử dụng đệm lót sinh học mà gà luôn khoẻ mạnh. Ông rất an tâm không phải lo dịch bệnh khi áp dụng cách nuôi này.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Long: Sử dụng phương pháp chăn nuôi này giúp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm từ chất thải trong chăn nuôi. Mô hình này rất phù hợp để áp dụng, giúp cho ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng sạch, bền vững.

Tại tỉnh Bạc Liêu, hình thức chăn nuôi áp dụng đệm lót sinh học được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh triển khai mô hình trình diễn sản xuất thử từ năm 2013, với đối tượng nuôi chủ yếu trên gà và vịt. Phương pháp được áp dụng chủ yếu là dùng cách ủ men Balasa rải lên nền đệm lót đã có phân. Cũng từ đó, đã nhiều mô hình hiệu quả mang lại thu nhập cao cho nông dân như nuôi gà nòi Bình Định thương phẩm kết hợp điệm lót sinh học; nuôi vịt xiêm pháp kết hợp điệm lót sinh học…Khó nhân rộng

Qua tìm hiểu, tuy mô hình nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học rất hữu ích, nhưng cũng có một số điểm bất lợi. Ví dụ gặp thời tiết nắng nóng, nuôi gà trên nền đệm lót mà không có biện pháp chống nóng, sẽ làm giảm lượng ăn của con vật, từ đó làm giảm tăng trọng. Ngoài ra, nếu người nuôi không chú ý để gà làm nước đổ ướt nền đệm thì vùng đệm đó sẽ bị hỏng, khả năng xử lý kém... ; đây cũng là lý do nhiều hộ nuôi gà còn ái ngại khi thực hiện cách làm này.

Một số hộ chăn nuôi ở Trà Vinh cũng cho hay, sau thời gian nuôi thử nghiệm, họ đúc kết được rằng, đệm lót sinh học không phải phù hợp với tất cả vật nuôi. Ở một số vật nuôi, mô hình chỉ áp dụng được ở giai đoạn đầu.

Theo ông Lưu Văn Phúc, Trưởng Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh, ở Trà Vinh, đệm lót sinh học hiện được sử dụng nhiều trên gà (khoảng 98% diện tích nuôi gà có sử dụng đệm lót sinh học). Ông Phúc cũng thừa nhận: Mô hình này chỉ phù hợp với heo sữa còn nhỏ, không phù hợp khi nuôi heo ở giai đoạn gần xuất bán (từ 80-100kg). Bởi giai đoạn này, con heo có khả năng tạo mỡ, thịt nhiều nên xuất hiện nhiệt trên cơ thể rất cao, trong khi khí hậu ở Trà Vinh lại rất nóng. Ở vịt cũng vậy, loại thuỷ cầm này không chỉ sống trên cạn mà còn xuống nước bơi, khi lên đệm sẽ làm ướt và bị xử lý kém.

“Tuy nhiên, với những ưu điểm của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích người dân sử dụng đệm lót sinh học khi nuôi bê, vì một số mô hình nuôi thử nghiệm đã thành công”, ông Lưu Văn Phúc cho hay.

Về lâu dài, với những ưu thế trên vật nuôi và lợi ích cho môi trường, ngành chức năng các tỉnh cũng khuyến khích hộ nuôi sử dụng đệm lót, tập huấn giới thiệu tác dụng, hiệu quả của đệm lót đến người dân xung quanh. Vận động người dân nuôi nhốt để dễ chăm sóc và áp dụng.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.