Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Stop motion - Công nghệ làm phim hoạt hình lâu đời và độc đáo

PV - 15:40, 23/05/2023

Mặc dù chứng kiến sự ra đời của nhiều kỹ thuật, kỹ xảo điện ảnh hiện đại, hoạt hình Stop motion (hoạt hình tĩnh vật) vẫn là lựa chọn của nhiều nhà làm phim theo đuổi nghệ thuật thủ công, tìm tòi cái đẹp từ mọi chi tiết của cuộc sống. Sự kỳ công, tỉ mỉ mang lại những hiệu ứng và cảm xúc rất đặc trưng cho loại hình này.

Hậu trường sản xuất một phân cảnh phim hoạt hình stop motion. (Ảnh: Sconnect Việt Nam)
Hậu trường sản xuất một phân cảnh phim hoạt hình Stop motion. (Ảnh: Sconnect Việt Nam)

Nghệ thuật từ sự kiên trì, tỉ mẩn

Trên thế giới, đã có nhiều tựa phim hoạt hình Stop motion nổi tiếng được khán giả quốc tế ưa chuộng trong thời gian dài hoặc được trao các giải thưởng điện ảnh danh giá, chẳng hạn như Series “Shaun the Sheep” (ra đời từ năm 2007) hay bộ phim “Guillermo del Toro's Pinocchio” (vừa đoạt giải Oscar 2023 cho “Phim hoạt hình xuất sắc nhất”).

Ở Việt Nam, kỹ thuật Stop motion cũng đã được ứng dụng, phát triển trong làm phim hoạt hình, MV ca nhạc, quảng cáo... Năm 2022, phim hoạt hình “Giấc mơ gỏi cuốn” của nữ đạo diễn Vũ Thị Phương Mai (sinh năm 1992) gây tiếng vang khi được lựa chọn tranh giải một trong các hạng mục chính của Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 75 tại Pháp.

Có tuổi đời hơn 100 năm và ngang ngửa với lịch sử điện ảnh, công nghệ Stop motion (còn có thể gọi là hoạt ảnh chuyển động dừng) là kỹ thuật điện ảnh lâu đời bậc nhất trên thế giới. Một bộ phim Stop motion được tạo nên bằng cách dựng nhân vật theo từng động tác, sau đó chụp lại và ghép thành phim hoạt hình. Mỗi khung ảnh thể hiện từng động tác riêng của nhân vật, sau khi ghép lại tạo cảm giác nhân vật đang thực sự chuyển động.

Thông thường, nhà làm phim sẽ sử dụng các chất liệu bằng Silicon hay đất sét, con rối để phục vụ quá trình làm phim. Với mỗi khung hình, nhà sản xuất cần trau chuốt từng chi tiết của nhân vật; từ biểu cảm trên khuôn mặt đến chuyển động đều được tính toán chính xác. Mỗi giây tương ứng với vài chục chuyển động nhỏ, như vậy một bộ phim hoàn chỉnh có thể mất từ vài tháng cho tới vài năm để hoàn thiện.

(DẪN NGUỒN) Stop motion – công nghệ làm phim hoạt hình lâu đời và độc đáo 1

Sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt công nghệ kỹ xảo điện ảnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang khiến công việc của con người trở nên đơn giản hơn. Lợi ích có thể kể đến là chi phí và thời gian sản xuất được tối ưu, giải quyết những hạn chế của các công nghệ truyền thống. Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng dạng công nghệ thủ công như Stop motion không còn được ưa chuộng trong thời đại 4.0.

Tuy nhiên, Stop motion đã chứng minh sức hấp dẫn bằng thành công của hàng loạt phim hoạt hình nổi tiếng thời gian qua, cũng như việc nhiều xưởng hoạt hình hàng đầu ở các nền điện ảnh tân tiến như Mỹ, Nhật Bản vẫn liên tục ra mắt các dự án hoạt hình Stop motion mới. Công nghệ này vẫn đang tạo nên nhiều bộ phim chất lượng cạnh tranh tốt với các phim 2D, 3D thời thượng.

Với việc “sống” hơn một thế kỷ và chứng kiến đủ mọi thăng trầm của lịch sử làm phim hoạt hình, Stop motion không những không lạc hậu mà còn tồn tại thách thức thời gian, trở thành sân chơi cho các nhà làm phim cần cù, tỉ mỉ.

Hoạt hình Stop motion Việt Nam nỗ lực bước ra thế giới

Stop motion là một công nghệ khó, đòi hỏi sự đầu tư công phu và tỉ mỉ trong thời gian dài của cả ekip, nên hiện nay tại Việt Nam không có nhiều đơn vị chọn hướng đi này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất kỳ công cũng đem lại lợi thế là sự độc đáo, phát huy tối đa sự sáng tạo, dễ gây ấn tượng với khán giả nhỏ tuổi. Có thể kể đến loạt phim hoạt hình stop motion Clay Mixer cho trẻ từ 5 - 8 tuổi, thuộc hệ sinh thái WOA của Sconnect Việt Nam.

Ra mắt từ năm 2017 đến nay với hơn 1.200 tập phim, Clay Mixer là sản phẩm hoạt hình đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quốc tế, đã và đang được nhiều khán giả toàn cầu đón nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, kênh YouTube của Clay Mixer ghi nhận gần 5 triệu lượt đăng ký, khoảng 300 triệu lượt xem hàng tháng. Không chỉ riêng YouTube, Clay Mixer còn được thu hút người xem trên nhiều nền tảng trực tuyến khác.

Dự án phim dài tập “Tiny Series” do Việt Nam sản xuất sắp ra mắt trên nhiều nền tảng số. (Ảnh: Sconnect Việt Nam)
Dự án phim dài tập “Tiny Series” do Việt Nam sản xuất sắp ra mắt trên nhiều nền tảng số. (Ảnh: Sconnect Việt Nam)

Các tập phim khai thác đa dạng chủ đề từ trường học, gia đình, bạn bè đến các tình huống hài hước, nhập vai… mang tới những phút giây giải trí, sáng tạo cùng nhiều bài học định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em. Đằng sau những Video triệu View là “phim trường thu nhỏ” với các nhân vật tạo hình thủ công bằng đất sét cùng hàng chục bối cảnh được thiết kế đa dạng, khéo léo trong xưởng hoạt hình Sconnect tại Hà Nội. Vài phút phim có khi cần tới hàng nghìn tấm ảnh, kết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng để tạo nên trải nghiệm nghe nhìn thú vị cho người xem.

Thông qua những thước phim hài hòa tính giải trí và tính giáo dục, sản phẩm “Make in Vietnam” này vẫn đang được cải tiến không ngừng để mang đến những tập phim chất lượng hơn, nâng cao vị thế của công nghệ Stop motion.

Đồng thời, công ty sản xuất của Clay Mixer - Sconnect Việt Nam cũng mong muốn tận dụng lợi thế của nguồn nhân lực trong nước để sản xuất những thước phim tạo tiếng vang trên trường quốc tế, không chỉ phim 2D, 3D mà còn ở lĩnh vực khó nhằn như Stop motion.

Với những bước tiến của Clay Mixer, trong thời gian tới, hệ sinh thái WOA dự kiến sẽ sớm cho ra mắt dòng phim dài tập “Tiny Series” kể về hành trình của cậu bé Tiny và những người bạn ở xứ sở đất sét, hướng tới phát sóng trên các nền tảng trả phí. Sự sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ nhân sự Việt cho thấy tiềm năng không nhỏ để hoạt hình Stop motion Việt Nam gây dựng được chỗ đứng trên thị trường toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục