Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sorbs- Dân tộc thiểu số nỗ lực chứng minh sự tồn tại trong lòng nước Đức

Duy Ly (theo bbctravel) - 20:10, 30/11/2021

Người Sorbs là một dân tộc thiểu số (dân số khoảng 60.000 người) đã sống ở nước Đức khoảng 1.500 năm.

Thị trấn Bautzen là một trong những trung tâm của văn hóa Sorbian
Thị trấn Bautzen là một trong những trung tâm của văn hóa Sorbian

Người Sorbs là hậu duệ của các bộ tộc Slav sống ở phía Bắc dãy núi Carpathian ở Trung và Đông Âu. Khoảng 1.500 năm trước, một số bộ tộc đã di cư đến Lusatia (hay còn gọi là Sorbia) nằm giữa miền Đông nước Đức, miền Tây Ba Lan và phía Bắc của Cộng hòa Séc. Theo thời gian, các đế chế và quốc gia châu Âu đã đến rồi đi, nhưng người Sorb vẫn ở lại - một dân tộc thiểu số nói tiếng Slav hiện hữu bên trong nước Đức ngày nay.

Người Sorbs là hậu duệ của người Slav sống ở Đức khoảng 1500 năm
Người Sorbs là hậu duệ của người Slav sống ở Đức khoảng 1500 năm

Ước tính có khoảng 60.000 người Sorbs ở Đức. Một phần ba sống ở bang Brandenburg và phần còn lại sống xa hơn ở Sachsen về phía Nam.

Ngoài tiếng Đức, người Sorbs nói các ngôn ngữ Tây Slav. Ngữ tộc Slav là một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn - Âu, gồm khoảng 20 ngôn ngữ, chia làm 3 nhánh là miền Đông, miền Nam và miền Tây. Trong đó nhánh miền Tây, gồm có 3 nhóm là nhóm Tiệp Khắc, nhóm Lekhite và nhóm Sorb của riêng họ. Khoảng 20.000 người ở Sachsen nói tiếng thượng Sorbian (có nét tương đồng với tiếng Séc); trong khi Brandenburg có khoảng 5.000 người nói tiếng hạ Sorbian (có nhiều điểm chung với tiếng Ba Lan). Cả hai ngôn ngữ đều có nguy cơ tuyệt chủng và đang được bảo vệ và tích cực quảng bá tại địa phương.

Khi du khách chèo thuyền qua những con kênh tĩnh lặng, tại Spreewald (rừng Spree là một vùng đồng bằng rộng lớn của sông Spree, và là một thắng cảnh văn hóa lịch sử nằm ở vùng Lusatia, thuộc bang Brandenburg, Đức) trên những chiếc thuyền câu hay thuyền kayak, họ có thể nhận thấy các biển báo công cộng được viết song ngữ. Còn với những người dân địa phương ở đây, nhiều người sẽ viết tên và chức danh của mình bằng cả tiếng Đức và tiếng Sorbian.

Trẻ em học ngôn ngữ Sorbian là ngôn ngữ đầu tiên
Học sinh người Sorbs học ngôn ngữ Sorbian là ngôn ngữ đầu tiên

Fabian Kaulfürst - chuyên gia ngôn ngữ tại Viện Sorbian (cơ sở nghiên cứu chuyên về lịch sử và văn hóa Sorbian) cho biết: “Đối với người Sorbs, ngôn ngữ là vô cùng quan trọng. Đó là cách chứng minh rằng họ đang tồn tại ở đây, bên cạnh rất nhiều những ngôn ngữ khác chiếm đa số trong cộng đồng”.

Kaulfürst giải thích thêm, ngôn ngữ Sorbian không chỉ được nói, bởi các thế hệ cũ mà còn là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường ngày tại các chợ, siêu thị,… Người ta thường nghe mọi người chào nhau bằng “Witaj” thân mật thay vì “Hallo” trong tiếng Đức.

Một trong những lý do khiến người Sorbs có thể bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của mình là,  bởi dù mật độ thưa thớt, nhưng họ lại có sức gắn kết cộng đồng mạnh mẽ. Không chỉ vậy, nơi đây còn tách biệt với các khu vực khác bởi những cánh đồng và đồi núi bao quanh, khó tiếp cận bằng phương tiện giao thông công cộng. Mặc dù chỉ cách Dresden (thủ phủ của bang Sachsen, Đức) khoảng 50 km, nhưng lại giống như một thế giới hoàn toàn khác biệt.

Ở Crostwitz (hay Chrósćicy), khoảng 90% cư dân là người Sorbian
Ở Crostwitz (hay Chrósćicy), khoảng 90% cư dân là người Sorbian

Sự độc đáo này cũng được cảm nhận ở làng Crostwitz, hay được người địa phương gọi là Chrósćicy. Ở đây, khoảng 90% cư dân là người Sorbs. Các ủy viên hội đồng chủ yếu sử dụng ngôn ngữ thượng Sorbian, trong các cuộc họp hàng tháng và các công văn, tài liệu thường được in bằng cả hai ngôn ngữ Đức và Sorbian.

Để giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc mình, người Sorbs đang tập trung nhiều hơn vào thế hệ tương lai. Khoảng 5.000 học sinh đang học ngôn ngữ Sorbian, tại 41 trường tiểu học và hàng chục trường trung học. Và theo Katharina Jurk, người đứng đầu Hiệp hội các trường học Sorbian, tất cả học sinh tiểu học địa phương ở Crostwitz đều học tiếng Sorbian như tiếng mẹ đẻ và tiếng Đức là ngôn ngữ thứ hai.

Chắc chắn có những thách thức lớn, chẳng hạn như việc tìm kiếm giáo viên. Tuy nhiên, Jurk nhấn mạnh, các gia đình đang ngày càng đặt tầm quan trọng vào việc truyền lại không chỉ ngôn ngữ, mà còn là các truyền thống văn hóa khác của người Sorbian cho thế hệ trẻ.

Theo thời gian, các quốc gia đã đến và đi, nhưng Sorbs vẫn ở lại Spreewald
Người Sorbs luôn có ý thức giữ gìn văn hóa của mình

Trong suốt lịch sử nước Đức, người Sorbs luôn cố gắng bảo tồn di sản văn hóa phong phú của mình. Họ nổi tiếng trong việc tạo và chế tác ra những quả trứng phục sinh tinh xảo. Họ cũng rất trân trọng phong tục lễ hội của mình, trong đó có lễ hội hóa trang, với mục đích xua đuổi những linh hồn, tạm biệt mùa Đông giá rét và đón mùa Xuân về.

“Vào Lễ phục sinh, chúng tôi thường đi bộ qua làng với một chiếc giỏ trên tay. Sau đó những người dân trong làng sẽ cho chúng tôi trứng, thịt xông khói và một chút rượu. Tuần sau đó chúng tôi sẽ diện những bộ trang phục truyền thống thật đẹp để chào đón mùa Xuân. Đây là nét văn hóa truyền thống đã có từ lâu của người Sorbs, chúng tôi chắc chắn sẽ duy trì nó lâu dài” Jurk chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.