Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sơn Tây (Quảng Ngãi): Nỗ lực giúp người dân có cuộc sống ổn định

T.Nhân-H.Trường - 13:10, 29/11/2024

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã triển khai nhiều công trình dự án định cư, giúp người dân có chỗ ở an toàn. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân.

Giai đoạn 2021 - 2024, tổng vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện Sơn Tây, là hơn 343 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công 161 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 145 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân hơn 136 tỷ đồng, đạt gần 40% kế hoạch. Từ nguồn vốn được phân bổ, huyện Sơn Tây đã triển khai hơn 10 dự án hỗ trợ người dân.

Trong đó, huyện đầu tư xây dựng 3 điểm định canh, định cư tập trung để ổn định đời sống cho trên 100 hộ dân; đầu tư xây dựng 19 công trình cơ sở hạ tầng, chủ yếu là công trình giao thông, trường học và nhà văn hóa…

Hạ tầng điểm định canh, định cư tập trung tại thôn Tang Tong, xã Sơn Liên đã cơ bản hoàn thiện
Hạ tầng điểm định canh, định cư tập trung tại thôn Tang Tong, xã Sơn Liên đã cơ bản hoàn thiện

Điển hình như việc xây dựng điểm định canh, định cư tập trung tại thôn Tang Tong, xã Sơn Liên được đầu tư, với kinh phí 11,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Công trình có diện tích 1,5ha, giải quyết đất ở cho 30 hộ dân trên địa bàn xã Sơn Liên, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và tình trạng du canh, du cư; từng bước cải thiện cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS.

Hiện điểm định canh, định cư tập trung thôn Tang Tong đã cơ bản hoàn thành. Đơn vị thi công đang hoàn thiện hệ thống thoát nước, đường nội vùng và hệ thống điện chiếu sáng để sớm đưa công trình vào sử dụng.

Anh Đinh Văn Thanh, Trưởng thôn Tang Tong cho biết: Trong các cuộc họp, địa phương thống nhất chọn 30 hộ khó khăn về đất ở. Trên cơ sở đó, thôn Tang Tong đã xét chọn những hộ đặc biệt khó khăn được thụ hưởng. Người dân rất vui mừng khi được về đây sinh sống.

Ngoài việc đầu tư xây dựng công trình, huyện Sơn Tây còn hỗ trợ người dân phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Cụ thể, thực hiện Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, các xã trên địa bàn huyện đã hỗ trợ 41 dự án nhóm cộng đồng, với kinh phí gần 14 tỷ đồng, trong đó tập trung hỗ trợ thực hiện các mô hình trồng ổi, bưởi, chăn nuôi bò và heo ky sinh sản.

Tại xã Sơn Tinh, hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò, heo, dê, gà; đồng thời định hướng cho người dân phát triển những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, như mô hình trồng bưởi và cam Vinh. 

Ông Trần Quý, Chủ tịch UBND xã Sơn Tinh cho hay: "Sau khi đi học hỏi kinh nghiệm và khảo sát, chúng tôi thấy cây cam Vinh phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Sắp tới, chính quyền địa phương sẽ hướng dẫn người dân trồng 1,5ha cam. Đối với việc phát triển đàn bò, sẽ nuôi theo mô hình trang trại do hợp tác xã quản lý".

Nhiều mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp được huyện Sơn tây triển khai hiệu quả
Nhiều mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp được huyện Sơn Tây triển khai hiệu quả

Còn tại xã Sơn Long, qua gần 2 năm thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng theo chuỗi giá trị, đến nay đã phát huy hiệu quả. Người dân trong xã chủ động lựa chọn cây trồng, vật nuôi, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. 

Qua triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng ở huyện Sơn Tây cho thấy, công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện dự án đều có sự tham gia của người dân. Các giống cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Người dân tham gia kiểm tra, giám sát các nội dung, hoạt động dự án được hỗ trợ; tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây chia sẻ: Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, đã giúp địa phương xây dựng nhiều công trình giao thông đến tận thôn, xóm; đầu tư mở rộng nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ nhà ở cho hộ dân là người DTTS, hộ nghèo. 

Các dự án hỗ trợ sản xuất được người dân đón nhận và mong muốn được tham gia. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. 

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.