Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơn La: Nhiều giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hà Nguyễn - 11:38, 23/09/2021

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trên địa bàn tỉnh Sơn La, các cấp, ngành, địa phương đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, phấn đấu đến năm 2025 ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

Tỉnh Sơn La đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ảnh: TTXVN
Tỉnh Sơn La đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ảnh: TTXVN

Nỗ lực giảm thiểu TH&HNCHT

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, góp phần giải quyết tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng DTTS; giai đoạn 2015-2020, các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức 29 cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình; tuyên truyền về tác hại của TH&HNCHT qua hoạt động ngoại khóa tại các trường học trên địa bàn tỉnh thu hút trên 3.000 lượt cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia; Lắp đặt hàng trăm pano, áp phích; in ấn hơn 37.200 tờ rơi tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT.

Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng 18 mô hình điểm tại 18 xã tại các huyện: Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Mường La, Sốp Cộp, Phù Yên, Yên Châu, Bắc Yên.

Sau khi triển khai, nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số, hậu quả của TH&HNCHT của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh, thanh niên nam, nữ từng bước chuyển biến theo hướng tích cực.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn tỉnh đã giảm dần theo từng năm: Giảm từ 21,2% năm 2015 xuống còn 13,1% năm 2020. Tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống giảm từ 0,49 % năm 2015 xuống còn 0,03% năm 2020.

Tuy tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn tỉnh đã giảm nhưng còn thấp. Bà Lò Thị Lan, cán bộ dân số xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp cho biết: Tình trạng tảo hôn trên địa bàn vẫn còn tiếp diễn, nhất là ở vùng đồng bào DTTS. Từ đầu năm đến nay, có 4 cặp tảo hôn. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của các bậc phụ huynh, một phần cũng do tác động tiêu cực của mạng xã hội. 

Để nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về TH&HNCHT; giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống; đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Để đạt được mục tiêu đó, theo Kế hoạch về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021- 2025", tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể:

Tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án 498 giai đoạn II, đảm bảo lồng ghép tuyên truyền hiệu quả giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS, miền núi.

Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa, lễ hội...xây dựng, biên soạn tờ rơi, tờ gấp, tài liệu và các sản phẩm truyền thông tuyên truyền về TH&HNCHT trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT giai đoạn 2021-2025 tỉnh Sơn La đề ra là tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Phổ thông Dân tộc bán trú; các trường phổ thông đóng trên địa bàn các xã vùng DTTS.

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La cũng tổ chức các hoạt động giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong vùng DTTS tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục lạc hậu và phòng, chống TH&HNCHT..

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.