Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng các cơ sở đóng tàu, thuyền “chui” tại TP. Hạ Long ?

Thiên An - Mỹ Dung - 08:25, 11/07/2022

Thời gian qua, nhiều người dân ở phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh liên tiếp phản ánh tình trạng, các xưởng đóng tàu thuyền dưới chân cầu Tình yêu thuộc tổ 8, khu 5 gây ô nhiễm môi trường và luôn rình rập những hiểm nguy. Đặc biệt, sau vụ cháy 03 tàu du lịch vừa qua, đã lộ nhiều bất cập tại các cơ sở đóng tàu, thuyền “chui”, chưa có đầy đủ thủ tục, giấy phép.


Ngay tại bến, nhiều con tàu gỗ cũ, xuống cấp đang đỗ san sát chờ sửa chữa, bảo dưỡng
Ngay tại bến, nhiều con tàu gỗ cũ, xuống cấp đang đỗ san sát chờ sửa chữa, bảo dưỡng

Nhiều cơ sở đóng tàu chưa được cấp giấy phép

Từ năm 2014, theo quy hoạch của TP. Hạ Long, các xưởng đóng, sửa chữa tàu tại phường Yết Kiêu, Hồng Hải… được di chuyển về phường Giếng Đáy (TP. Hạ Long), đồng thời, khu tái định cư các hộ đóng tàu, thuyền cũng được chuyển về đây.

Theo thông tin từ lãnh đạo UBND phường Giếng Đáy, hiện trên địa bàn có 4 cơ sở sửa chữa tàu thuyền của 4 công ty gồm: Công ty TNHH Phú Thịnh, Công ty TNHH 1 Thành viên Dương Bảo và Công ty TNHH Dương Hải, Công ty TNHH đóng tàu Ánh Hằng. Cả 4 công ty này, đều đã được chính quyền cấp đất tại Khu tái định cư các hộ đóng tàu, thuyền của địa phương.

Nhắc về khu vực này, nhiều người dân bày tỏ lo ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường và cháy, nổ luôn rình rập. Chị Nguyễn Bích L, tổ 8 khu 5 phường Giếng Đáy cho biết, trên các bến còn nhiều tàu thuyền cũ đỗ san sát nhau, đang chuẩn bị vào khu vực sửa chữa.  “Các cơ sở đóng, sửa chữa tàu trái phép ngổn ngang phế liệu, vật liệu đóng sửa chữa và cả các phế liệu dễ cháy gỡ ra từ các con tàu. Thế này dễ cháy, nguy hiểm lắm”, chị L lo ngại nói thêm.

Trên thực tế, sau vụ cháy tàu 3 tàu du lịch ngày 21/6 vừa qua, nhiều vật liệu sửa chữa tàu, gỗ, thiết bị gỡ từ các con tàu cũ để ngổn ngang mà không hề có thiết bị phòng cháy chữa cháy ở khu vực thi công, hoặc phân xưởng sửa chữa. Trong khi đó, các hoạt động phòng cháy chữa cháy, môi trường… của các cơ sở này trong thời gian qua, chưa được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy, nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường.

Các cơ sở, nhà xưởng của các đơn vị đóng tàu dễ gây nguy cơ cháy nổ
Các cơ sở, nhà xưởng của các đơn vị đóng tàu dễ gây nguy cơ cháy nổ

Sự cần thiết của việc hỗ trợ thủ tục pháp lý

Ông Nguyễn Đình Chương, Công ty TNHH 1 thành viên đóng tàu Ánh Hằng cho biết, hơn 2 năm dịch bệnh tàu, gần như không có hoạt động nên công nhân nghỉ hết. Đến 30/4 mới hoạt động lại nên cơ sở hạ tầng cũng bị xuống cấp nhiều, các tàu từng bước sửa chữa, bảo trì để đẩy mạnh hoạt động trở lại.

 Ông chia sẻ: “Chúng tôi ngoài việc cố gắng sửa chữa, cũng mong cơ quan chức năng kiểm tra, hỗ trợ thủ tục pháp lý hoàn thiện giấy tờ để việc hoạt động được đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống”.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long cho biết: “Sau khi có tổng hợp báo cáo về thành phố, chúng tôi đang chờ chỉ đạo của thành phố, để phường phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố hướng dẫn lại các cơ sở xưởng tàu, doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục pháp lý, thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo an toàn”.

Hi vọng rằng, chính quyền TP. Hạ Long nói riêng cũng như tỉnh Quảng Ninh nói chung sớm có biện pháp kiểm tra xử lý, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, cơ sở xưởng đóng, sửa chữa tàu, thuyền khắc phục tình trạng nêu trên.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.