Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Không tổ chức lễ nhập hạ để phòng chống dịch bệnh Covid - 19

Hồng Diễm - Văn Hoa - 15:32, 23/07/2021

Theo truyền thống của Sư sãi và đồng bào Khmer, hàng năm cứ đến ngày Pinh Bôramey, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bản tính đồng loạt tổ chức khe Asath (năm nay diễn ra ngày 24/7). Đây được xem là một trong những ngày quan trọng trong năm của đồng bào Khmer. Nhưng năm nay, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (HĐKSSYN) tỉnh Sóc Trăng đã quyết định dừng việc tổ chức lễ nhập hạ ở các chùa.

Sóc Trăng không tổ chức lễ nhập Hạ để phòng chống dịch bệnh Covid-19
Sóc Trăng không tổ chức lễ nhập Hạ để phòng chống dịch bệnh Covid-19

Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 36% số dân; trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 31% tổng dân số là người DTTS, đông nhất khu vực Nam bộ. Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào, ngoài những ngày vui đón lễ, tết chung của đất nước, đồng bào Khmer còn có nhiều lễ hội, Tết truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó lễ nhập hạ (Banh Chôl Preh Vessa) được coi là một lễ quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của các sư sãi và đồng bào Khmer. Vào dịp này đồng bào Khmer thường dâng các vật dụng sinh hoạt, đặc biệt là đèn cầy (nến) đến các chùa để thắp trong 3 tháng nhập Hạ.

Theo Hòa Thượng Tăng Nô, Phó Hội trưởng Thường trực HĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng, năm nay, lễ nhập Hạ của đồng bào dân tộc Khmer sẽ diễn ra trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp. Vì thế, ngay từ đầu tháng 7, HĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng đã ban hành văn bản 07/HĐKSSYN tuyên truyền, vận động sư sãi, đồng bào Khmer tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và phòng, chống cháy nổ trong mùa nhập Hạ (an cư kiết hạ).

Theo đó, các chùa phật giáo Nam tông Khmer sẽ không tổ chức lễ rước đèn cầy trong khuôn viên chùa và các điểm khác tại phum, sóc (chỉ dâng đèn cầy cho chùa rồi về) nhằm thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ban quản trị chùa quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất dễ cháy, chất nổ, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa, chất sinh lửa; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; tăng cường công tác tuyên truyền về trách nhiệm và có ý thức trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra.

Ngoài ra, HĐKSSYN yêu cầu tạm dừng tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với quy mô tập trung đông người; tăng cường tuyên truyền, vận động sư sãi và đồng bào Khmer khi có người thân đang sinh sống, lao động, học tập tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng có dịch thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch...


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.