Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào nghèo

Minh Thu - 10:38, 29/11/2024

Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đang chỉ đạo tập trung triển khai hiệu quả Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến năm 2025”, phấn đấu đến hết quý III/2025, tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Một hộ đồng bào dân tộc Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên được hỗ trợ nhà ở.
Một hộ đồng bào dân tộc Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên được hỗ trợ nhà ở

Qua rà soát, toàn tỉnh Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ đòng bào DTTS 479 căn nhà. 

Đối với 1.550 căn nhà chính sách, hộ đồng bào DTTS thì kinh phí, ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ xây dựng; còn 5.502 căn nhà hộ nghèo, cận nghèo được Ban Chỉ đạo tỉnh Sóc Trăng thực hiện vận động mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng.

Theo đó, tỉnh thực hiện mức hỗ trợ cho xây mới là 60 triệu đồng/căn và sửa chữa là 30 triệu đồng/căn. Tổng kinh phí thực hiện gần 319 tỷ đồng từ nguồn Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và nguồn huy động Quỹ Vì người nghèo của tỉnh.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn: Năm 2025 phải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát ở cả 3 chương trình. Một là hỗ trợ nhà ở cho người có công, hai là hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia, ba là xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên.

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã vận động, xây dựng hàng ngàn căn nhà ở, giúp các hộ gia đình nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh có được căn nhà kiên cố, có nơi sinh sống ổn định. Từ đó, các hộ khó khăn yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.


Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...