Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Sóc Trăng: Công tác cán bộ là gốc để thực hiện lộ trình phát triển

N.Tâm - 09:13, 19/02/2020

Theo kế hoạch, bắt đầu từ cuối tháng 2/2020, tỉnh Sóc Trăng tiến hành Đại hội điểm cấp cơ sở, sau đó rút kinh nghiệm rồi tiến hành đồng loạt và kết thúc trước tháng 5. Trong quá trình chuẩn bị tổ chức Đại hội, ngoài việc thực hiện xây dựng văn kiện, Sóc Trăng đặc biệt xem trọng chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý cán bộ để đủ sức, đủ tài thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh, nơi có số người đồng bào DTTS đông nhất khu vực Tây Nam bộ.

Các vị chức sắc, tôn giáo ngày càng quan tâm, đóng góp vào công cuộc xây dựng chính quyền.
Các vị chức sắc, tôn giáo ngày càng quan tâm, đóng góp vào công cuộc xây dựng chính quyền

Sóc Trăng là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống nhất khu vực Tây Nam bộ. Thống kê dân số năm 2019, toàn tỉnh có 1.199.653 người thì đồng bào DTTS chiếm 35,41% dân số; trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,18%, dân tộc Hoa chiếm 5,20%, còn lại 25 dân tộc khác chiếm tỷ lệ 0,03%. Đồng bào các DTTS đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ qua (2015 - 2020), hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS của tỉnh tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ theo quy định. Toàn tỉnh hiện có 8.135 đảng viên là người DTTS (tăng 1.551 đảng viên so với năm 2015), chiếm 18,49% tổng số đảng viên toàn tỉnh. Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS của tỉnh không ngừng được củng cố, góp phần quan trọng để Sóc Trăng thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, thúc đẩy địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM). Thu nhập bình quân của đồng bào DTTS tính đến năm 2019 đã tăng 1,33 lần so với năm 2014; toàn tỉnh hiện có 40 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 50% tổng số xã.

Những kết quả đạt được ở vùng DTTS của Sóc Trăng trong những năm qua một phần có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực và được rèn luyện qua thực tiễn công tác tại cơ sở. Đây cũng là nền tảng để các cấp ủy đảng Sóc Trăng xây dựng phương án nhân sự cho nhiệm kỳ tới.

Ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh luôn xác định công tác cán bộ là gốc để thực lộ trình xây dựng nguồn lực cho Đại hội Đảng các cấp. Trong quá trình làm công tác nhân sự, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã chỉ đạo và quán triệt các cấp ủy đảng trực thuộc phải kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao…

Đối với việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Mẫn cho biết, thời gian qua, BTV đã chỉ đạo sát sao các tổ chức cơ sở đảng, chú trọng tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của các thành phần đại biểu, nhất là ý kiến vào báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

“Tỉnh ủy Sóc Trăng xác định lấy ý kiến của các thành phần đại biểu, là công việc hết sức cần thiết nhằm giúp cho báo cáo chính trị đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. Tại các Hội nghị lấy ý kiến, các đại biểu thẳng thắn, tích cực đóng góp trên tinh thần trách nhiệm cao”, ông Mẫn thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.