Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở tại 2 xã đảo

Minh Triết - 11:26, 04/05/2022

Sáng ngày 4/5, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương vừa ban hành Quyết định 1108/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở nguy hiểm bờ sông Hậu trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Các cơ quan chức khảo sát cắm biển cảnh báo
Các cơ quan chức khảo sát cắm biển cảnh báo

Theo đó, địa điểm được UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung là đoạn sạt lở bờ sông Hậu thuộc địa bàn của xã An Thạnh Đông và xã Đại Ân 1. Đây là hai xã đảo có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Thông qua quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục khẩn cấp sạt lở để theo dõi, chỉ đạo, xử lý kịp thời.

Đồng thời, UBND huyện Cù Lao Dung có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Tài Nguyên và Môi trường Sóc Trăng triển khai cắm biển cảnh báo, khoanh vùng sạt lở bờ sông để cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm; tuyên truyền, phổ biến tình trạng sạt lở bờ sông, khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở, vận động Nhân dân di dời đến nơi ở khác (đối với các nhà có nguy cơ sập, lún), đối với nhà liền kề thì cần khẩn trương di dời vật dụng, không để người già và trẻ em ngủ lại vào ban đêm.

Trước đó, theo ghi nhận của cơ quan chức năng, sạt lở bờ sông Hậu đang diễn biến phức tạp, qua khảo sát từ đầu năm 2022 đến nay, đã xuất hiện khoảng 30 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài hơn 1.500 m, thuộc địa bàn xã Đại Ân 1 và An Thạnh Đông, làm vỡ bờ bao nuôi tôm của dân phía ngoài đê và lấn sâu vào sạt lở hết chân và mái đê bao tả, hữu Cù Lao Dung.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đang tích cực khắc phục, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn tính mạng của Nhân dân. Đồng thời, chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động lực lượng, vật tư phương tiện để hỗ trợ Nhân dân di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.