Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Số người tử vong do COVID-19 trên thế giới vượt mốc 6 triệu

PV - 10:24, 04/03/2022

Đến sáng 4/3, thế giới có tổng số 441.809.651 ca nhiễm và 6.000.644 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.489.379 ca nhiễm và 7.458 ca tử vong mới. Với 202.338 ca nhiễm mới, Đức là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất thế giới.


 Ảnh minh họa (Nguồn: SIPA)
Ảnh minh họa (Nguồn: SIPA)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 4/3, đã có 374.729.895 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 61.079.112 ca bệnh đang điều trị, có 61.005.843 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 73.269 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 716.460 ca nhiễm và 2.746 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 158.341.092 ca nhiễm mới và 1.717.132 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Nga và Pháp có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 202.338; 93.026 và 60.225 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 781 ca, tiếp sau đó là Đức (289 ca) và Ba Lan (266 ca).

Với 118.526.356 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 4/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 529.311 ca nhiễm mới và 1.723 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, Hàn Quốc (198.802 ca) và Nhật Bản (71.570 ca) có số ca nhiễm mới nhiều nhất châu Á; đồng thời Nhật Bản (232 ca) và Indonesia (232 ca) cũng là các quốc gia có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất trong ngày qua.

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 95.182.341 ca, trong đó có 1.411.145 ca tử vong và 66.585.454 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 47.101 ca nhiễm COVID-19 mới, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực; tiếp sau là Mexico với 12.342 ca và Canada với 6.600 ca nhiễm mới. Cùng với đó, Mỹ cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong ngày qua với 1.245 ca; sau đó là Mexico với 304 ca, Canada với 114 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 103.038 ca nhiễm và 1.092 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 54.496.249 ca và 1.260.384 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 64.054 ca nhiễm mới, sau đó là Chile với 23.395 ca, và Argentina với 9.219 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 594 ca tử vong ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất khu vực vì COVID-19; tiếp sau là Chile với 272 ca và Argentina với 141 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 4/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.554.227 ca, trong đó có 249.885 ca tử vong và 10.674.049 ca bình phục. 3 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất châu lục trong ngày qua là: Nam Phi (1.853 ca), Ai Cập (1.261 ca); Tunisia (1.077 ca). Và 3 quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất là: Nam Phi (41 ca), Tunisia (33 ca) và Ai Cập (17 ca).

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 3.708.665 ca nhiễm (tăng 60.937 ca) và 7.926 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 53 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 35.897 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.297.247 ca, trong đó 5.319 ca tử vong (tăng 47 ca).

Những ngày qua, nới lỏng các biện pháp phòng dịch đang là con đường mà nhiều quốc gia theo đuổi, mặc dù thực tế là COVID-19 chưa hạ nhiệt. Sau hơn 2 năm đảo lộn, các nước đang hối hả "tái khởi động", kể cả nước vốn thận trọng cũng lên kế hoạch đảo ngược các hạn chế dù số ca mắc mới hằng ngày vẫn ở mức cao. Hãng tin AFP dẫn thông báo mới đây của Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết sau đợt dịch bùng phát do biến thể Omicron, sức khỏe cộng đồng đã được cải thiện rõ rệt trong những tuần qua và áp lực đối với các bệnh viện cũng đã được giảm bớt. Theo đó, kể từ ngày 14/3, chứng nhận tiêm vaccine được cấp cho các trường hợp đã tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19 sẽ không còn cần thiết nữa. Chứng nhận này được áp dụng như thẻ thông hành từ mùa hè năm ngoái nhằm kiểm soát dịch bệnh ở các quán ăn, nhà hàng, rạp hát, rạp chiếu phim, trên các phương tiện giao thông như tàu hỏa, xe bus đường dài... Tuy nhiên, theo Thủ tướng Castex, chứng nhận tiêm chủng sẽ vẫn được áp dụng đối với các trường hợp đến bệnh viện hoặc viện dưỡng lão nhằm bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất ở những địa điểm này. Cũng kể từ ngày 14/3, khẩu trang sẽ chỉ được yêu cầu sử dụng trên các phương tiện giao thông công cộng. Điều này có nghĩa là người dân không bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi làm việc, công sở hoặc trường học./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.