Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định: Nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động đấu thầu

Duy Kiên - 17:03, 07/06/2020

Từ năm 2016 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nam Định đã chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Tuy nhiên, tại nhiều gói thầu, dư luận đang đặt nghi vấn về tính minh bạch, hiệu quả.

Sở GD&ĐT Nam Định, nơi có nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động đấu thầu
Sở GD&ĐT Nam Định, nơi có nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động đấu thầu

“Lạ lùng” tiết kiệm ngân sách!

Ngày 18/9/2017, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định ban hành Quyết định lựa chọn nhà thầu số 1410/QĐ-SGDĐT, về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu “Mua sắm đồ chơi mầm non phát triển vận động và vận động thể chất ngoài trời cấp cho các trường mầm non công lập”. Đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty TNHH Thuận Thành và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hoàng Mai.

Theo văn bản này, giá trị gói thầu là 7.572.618.000 đồng và giá trúng thầu 7.572.618.000 đồng. Như vậy, gói thầu có trị giá hơn 7,5 tỷ đồng, dù đã qua đấu thầu nhưng không tiết kiệm cho ngân sách được đồng nào.

Tiếp đó, ngày 18/5/2018, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, ông Cao Xuân Hùng ký Quyết định số 1098/QĐ-SGDĐT phê duyệt kết quả trúng thầu cho gói thầu “Mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu cấp cho các trường mầm non công lập”. Giá trị gói thầu là 17.416.254.000 đồng, giá trúng thầu là 17.302.840.000 đồng. Vị chi gói thầu trị giá hơn 17,3 tỷ đồng chỉ tiết kiệm cho ngân sách được hơn 100 triệu đồng thông qua đấu thầu rộng rãi.

Hoặc tại gói thầu “Mua sắm đồ dùng, đồ chơi mầm non trong nhà cấp cho các trường mầm non công lập” theo Quyết định số 1411/QĐ-SGDĐT ngày 18/9/2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định; giá gói thầu là 2.393.196.000 đồng, giá trúng thầu cũng là 2.393.196.000. Hoặc tại gói thầu “Mua sắm trang thiết bị phòng học thông dụng cấp cho các cơ sở giáo dục công lập”, giá gói thầu là 5.017.500.000 đồng, giá trúng thầu cũng là 5.017.500.000 đồng…

Có “ưu ái” cho nhà thầu quen?

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong hoạt động đấu thầu suốt từ năm 2016 tới nay, liên danh Công ty TNHH Thuận Thành và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hoàng Mai là đơn vị trúng nhiều gói thầu do Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định tổ chức. Cùng với hai đơn vị này, liên danh Công ty CP Đầu tư P&T và Công ty TNHH Nhật Minh Minh Anh cũng là nhà thầu thường trúng các gói thầu tại Sở này.

Đơn cử, tại gói thầu “Mua sắm thiết bị phục vụ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo”, ngày 5/6/2019, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1082/QĐ-SGDĐT, phê duyệt cho liên danh Công ty P&T và Công ty Nhật Minh Minh Anh trúng gói thầu trị giá 3.262.230.000 đồng.

Tiếp đó, tại Quyết định số 1097/QĐ-SGD ĐT, ngày 18/5/2018, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư P&T, Công ty TNHH Nhật Minh Minh Anh trúng tiếp gói thầu “Mua sắm trang thiết bị dạy học cấp cho các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”; giá gói thầu 14.065.870.000 đồng, giá trúng thầu là 13.965.455.000 đồng.

Theo một chuyên gia về đấu thầu, việc nhà thầu quen thường trúng các gói thầu do 1 đơn vị tổ chức đấu thầu và việc các gói thầu sát giá là dấu hiệu bất thường trong công tác đấu thầu. Từ dấu hiệu này, cơ quan kiểm toán, thanh tra có thể vào cuộc kiểm tra, làm rõ xem có vấn đề tiêu cực trong hoạt động đầu tư, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Đồng thời, qua kiểm tra, nếu có sai phạm, có “đi đêm” giữa các bên liên quan thì cần phải xử lý nghiêm để bảo đảm sự minh bạch, trong sạch trong hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, từ đó bảo đảm nguồn ngân sách được sử dụng hiệu quả.

Việc nhà thầu quen thường trúng các gói thầu do 1 đơn vị tổ chức đấu thầu và việc các gói thầu sát giá là dấu hiệu bất thường trong công tác đấu thầu. Từ dấu hiệu này, cơ quan kiểm toán, thanh tra có thể vào cuộc kiểm tra, làm rõ xem có vấn đề tiêu cực trong hoạt động đầu tư, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu.


Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!