Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 giảm song vẫn ở mức cao

PV - 11:19, 21/06/2021

Đến sáng 21/6, thế giới có tổng số 179.252.416 ca nhiễm và 3.882.008 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 295.229 và 6.233 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất trên thế giới do đại dịch này.

 Người dân đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)
Người dân đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 21/6, đã có 163.805.325 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 11.565.083 ca bệnh đang điều trị, có 11.482.461 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,3%) và 82.622 ca (chiếm 0,7%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 53.009 ca nhiễm, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (44.178 ca) và Mỹ (4.422 ca). Cùng với đó, Ấn Độ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 1.113 ca, sau đó là Brazil (1.050 ca) và Colombia (599 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 54.479.503 ca. Trong đó, 767.357 ca đã tử vong do COVID-19 và 51.823.639 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 29.934.361; 5.370.299 và 3.095.135 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 388.164; 49.185 và 82.965 ca.

Với 47.461.534 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 21/6, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.092.506 ca tử vong và 44.938.834 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 34.959 ca nhiễm và 590 ca tử vong mới vì COVID-19. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.757.311; 5.316.826 và 4.630.040 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Và Nga hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 129.361 ca, sau khi có thêm 450 ca trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Anh (127.976 ca) và Italy (127.270 ca).

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 14.006 ca nhiễm COVID-19 và 392 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 40.339.840 và 911.800 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 34.406.001 ca nhiễm và 617.166 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.475.705 và 1.408.836 ca nhiễm, cùng 231.151 và 26.076 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 97.893 ca nhiễm và 2.548 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 31.643.387 ca và 971.120 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 44.178 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 17.927.928 vào thời điểm hiện tại, và 1.050 ca tử vong mới do dịch bệnh này, khiến tổng số ca tử vong đã ở mức 501.918 ca.

Tính đến sáng 21/6, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 5.248.886 ca, trong đó có 137.826 ca tử vong và 4.645.176 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.823.319 ca nhiễm và 58.702 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 13.155 ca nhiễm và 112 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 526.651 và 382.950 ca nhiễm bệnh cùng 9.238 và 14.038 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 71.515 ca nhiễm (tăng 180 ca) và 1.266 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 9 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 30.331 ca, trong đó 910 ca tử vong.

Mặc dù thế giới đang tập trung nhiều nguồn lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 song đại dịch này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Báo cáo phân tích dữ liệu của tờ Financial Times cho biết, mặc dù biến thể Delta chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số ca mắc COVID-19 ở châu Âu, nhưng biến chủng này đang gia tăng, chiếm tới 96% các ca mắc mới tại Bồ Đào Nha, hơn 20% tại Italy, và khoảng 16% tại Bỉ. Điều này làm dấy lên lo ngại biến thể mới có thể cản trở những nỗ lực mà EU đã đạt được trong vòng hai tháng qua trong việc giảm các ca mắc và tử vong do COVID-19 xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng biến thể Delta sẽ thống trị tại bất cứ nơi nào nó xuất hiện, và chìa khóa để giải quyết vấn đề là tăng tỷ lệ người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine, đồng thời làm chậm quá trình lây lan của virus càng nhanh càng tốt./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.