Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới vượt mốc 32 triệu

PV - 09:51, 24/09/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 24/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 32.053.828 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 980.340 ca tử vong và 23.635.089 ca phục hồi. Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hàn Quốc liên tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tăng ở mức 3 con số trong những ngày gần đây. (Ảnh: Yonhap)
Hàn Quốc liên tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tăng ở mức 3 con số trong những ngày gần đây. (Ảnh: Yonhap)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 283.757 ca mắc mới và 5.571 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 7.133.538 ca nhiễm COVID-19, trong đó 206.490 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 24/9, giới chức Mỹ ghi nhận có thêm 35.601 ca mắc mới và 1.009 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 4.596.101 người, với 218.108 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 59.681 ca nhiễm mới và 667 ca tử vong vì COVID-19. Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 1.122.241 ca mắc COVID-19 và 19.799 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 6.431 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 150 ca.

Tây Ban Nha, Pháp, Anh lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 693.556, 481.141 và 409.729 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, số các ca mắc bệnh cũng tiếp tục tăng cao tại nhiều quốc gia châu Âu khác, trong đó có Ukraine, Đức, Bỉ, Hà Lan, Romania, CH Séc…

Nhà chức trách Tây Ban Nha cho biết, thủ đô Madrid sẽ mở rộng các biện pháp phong tỏa một phần sang một số khu vực khác để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm. Madrid hiện đang là tâm dịch của loạt ca nhiễm mới tại Tây Ban Nha. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa đã kêu gọi người dân Madrid hạn chế di chuyển và tiếp xúc xã hội nhằm giảm thiểu số ca nhiễm mới. Khu vực Madrid hiện ghi nhận gần 203.000 ca nhiễm và hơn 9.000 ca tử vong do COVID-19, chiếm 1/3 số ca nhiễm và tử vong trên cả nước.

Châu Á đã có tổng cộng 9.813.194 ca nhiễm và 182.440 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 130.268 ca mắc mới và 1.855 trường hợp tử vong. Tại châu Á có 8.122.964 ca được điều trị khỏi; 1.507.790 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 19.864 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 23/9, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 89.688 ca mắc mới và 1.152 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 5.730.184 và 91.173 ca. Theo giới chức Ấn Độ, số ca nhiễm tại nước này tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, chỉ một ngày sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần 1 tháng. Hiện số ca mắc mới ghi nhận mỗi ngày tại Ấn Độ cao gấp đôi số ca mắc mới mỗi ngày trung bình tại Mỹ và Brazil.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 23/9, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 432.798 người, sau khi có thêm 3.605 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 184 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 24.840 trường hợp.

Những ngày qua, Hàn Quốc liên tục ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày tăng ở mức ba con số. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) ngày 23/9 công bố nước này đã ghi nhận tổng số 23.216 ca mắc COVID-19, tăng 110 ca so với một ngày trước đó,

Chính phủ Nhật Bản hiện đang xem xét việc nới lỏng các quy định về cấm nhập cảnh, theo đó sẽ cho phép người nước ngoài ở lại nước này trong thời gian 3 tháng hoặc lâu hơn bắt đầu từ tháng 10 tới. Cụ thể, theo Chính phủ Nhật Bản, mỗi ngày có khoảng 1.000 người nước ngoài sẽ được phép nhập cảnh. Tuy nhiên, khách du lịch nước ngoài vẫn sẽ bị cấm nhập cảnh và chỉ những người nước ngoài có thị thực dài hạn mới được phép tới nước này.

Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 23/9, khu vực này ghi nhận thêm 7.895 ca mắc mới và 201 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, tính đến nay khu vực này ghi nhận có tổng cộng 632353 ca mắc COVID-19, trong đó 15454 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các nước khác. Trong ngày 23/9, Indonesia ghi nhận 4.465 ca mắc COVID-19 mới và 140 ca tử vong. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 9.977 ca tử vong và 257.388 ca mắc COVID-19. Nước này cũng ghi nhận có 187.958 bệnh nhân đã hồi phục.

Philppines hiện đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19 với 294.591 ca, trong đó 5.091 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 23/9, Philippines ghi nhận 2.833 ca nhiễm mới, trong đó 231.373 ca hồi phục. Là một "điểm nóng" COVID-19 mới trong khu vực, Myanmar đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 lên tới 7.177 trường hợp, trong đó có 129 ca tử vong và 1.951 bệnh nhân đã hồi phục. Trong 24 giờ qua, nước này có 434 ca nhiễm mới.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 44.510 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 8.505.252 ca, tổng số người tử vong là 302.276 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 5.360.131 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 705.263 ca nhiễm và 74.348 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 147.522 ca nhiễm và 9.242 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 7.671.405 ca nhiễm; 242.019 ca tử vong và 6.514.480 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 4.624.885 ca nhiễm, trong đó 138.977 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 784.268 ca nhiễm và 24.746 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Peru với 776.546 ca nhiễm và 31.586 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, chỉ có Australia và New Zealand là quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 32 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 26.974 ca. Tính đến sáng 24/9, nước này chưa ghi nhận thêm 5 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, Australia ghi nhận đã có 859 trường hợp tử vong vì COVID-19.

New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.824 ca, trong đó 25 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 9 ca dương tính mới COVID-19. French Polynesia đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 1.394 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 2 trường hợp tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.436.378 ca mắc COVID-19, trong đó 34.587 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 665.188 trường hợp, trong đó 16.206 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.906 ca mắc mới COVID-19 và 88 ca tử vong vì đại dịch.

Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 102.375 ca nhiễm COVID-19 và 5.822 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Morocco với 107.746 ca nhiễm và 1.918 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.