Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơ bộ xác định phương tiện gặp nạn vụ sập cầu Phong Châu

Vàng Ni - Minh Nhật - 18:50, 09/09/2024

Sáng 9/9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu

Theo báo cáo sơ bộ của UBND tỉnh Phú Thọ, trong vụ sập cầu Phong Châu có 10 ô tô, 2 xe máy và hơn 10 người bị rơi xuống sông. Các lực lượng chức năng đã cứu, đưa 5 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Do nước lũ dâng cao, chảy xiết, nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định cụ thể số người mất tích.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, bị sập vào lúc 10h02, ngày 9/9.
Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, bị sập vào lúc 10h02, ngày 9/9

Tỉnh Phú Thọ đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Quân khu 2 và các lực lượng chức năng tích cực, khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện và các biện pháp cần thiết để tìm kiếm người mất tích; cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, phân luồng giao thông và bảo đảm an ninh trật tự.

Hiện lực lượng chức năng đã ngăn chặn 2 đầu cầu và dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông. Tuy nhiên, do dòng nước xiết không thể cho người, phương tiện xuống ngay được, khiến công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn gặp vô vàn khó khăn.
Hiện lực lượng chức năng đã chặn 2 đầu cầu và dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông. Tuy nhiên, do dòng nước xiết không thể cho người, phương tiện xuống ngay được, khiến công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn gặp vô vàn khó khăn

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu.

Thủ tướng chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu.

Trụ T7 (trụ cầu vừa đổ sập trong sự cố) vào năm 2019 từng được tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép; mở rộng bệ trụ bằng bê tông cốt thép; gia cường khả năng chống va xô bằng biện pháp nối cứng hai thân trụ
Trụ T7 (trụ cầu vừa đổ sập trong sự cố) vào năm 2019 từng được tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép; mở rộng bệ trụ bằng bê tông cốt thép; gia cường khả năng chống va xô bằng biện pháp nối cứng hai thân trụ

Cùng với việc rà soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, Thủ tướng yêu cầu các địa phương rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các cầu giao thông, hồ đập, đê điều trên địa bàn.

 Cầu Phong châu đã qua nhiều đợt sửa chữa với lần gần nhất là năm 2023.
Cầu Phong châu đã qua nhiều đợt sửa chữa với lần gần nhất là năm 2023

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng và Công an huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các địa phương liên quan khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Phong Châu và mưa lũ, sạt lở theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc (thứ hai từ phải qua) đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc (thứ hai từ phải qua) đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. (Ảnh: VGP)

Sau khi khảo sát hiện trường, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp ngay tại Sở Chỉ huy để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố.

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh, Quân khu 2, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Giao thông vận tải báo cáo, thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương các lực lượng quân đội, công an, cán bộ địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó sự cố.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các lực lượng bằng mọi cách tập trung cứu vớt người bị nạn; trước mắt ngăn chặn 2 đầu cầu, không để phát sinh thêm tai nạn và dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông.

Cận cảnh cây cầu sắt bị sập ở Phú Thọ
Cận cảnh cầu Phong Châu bị sập

Nhắc lại Công điện của Thủ tướng chỉ đạo huy động mọi lực lượng, trong đó có cả Bộ Quốc phòng, Công an… tham gia cứu nạn, cứu hộ các tình huống thảm họa thiên tai đột xuất, Phó Thủ tướng đề nghị sự vào cuộc, phát huy sức mạnh tổng thể các lực lượng với các phương tiện, thiết bị… để công tác cứu trợ đạt kết quả cao nhất và nhanh chóng nhất.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.