Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

SEA Games 32 công bố lịch thi đấu sơ bộ

Hoàng Minh - 14:55, 07/02/2023

Ban Tổ chức SEA Games 32 vừa công bố lịch thi đấu 36 môn và phân môn thể thao của SEA Games 32 năm 2023. Dự kiến, ngày khai mạc của đại hội là ngày 5/5 và bế mạc là ngày 17/5.

Chủ nhà Campuchia kỳ vọng cao vào kỳ SEA Games 32 lần này (Ảnh Internet)
Chủ nhà Campuchia kỳ vọng cao vào kỳ SEA Games 32 lần này (Ảnh Internet)

Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnom Penh và một số địa phương khác của Campuchia. Công tác chuẩn bị cho SEA Games 32 đã được nước chủ nhà chuẩn bị từ sớm và đang cho thấy quyết tâm lớn trong việc tạo ra một kỳ đại hội đáng nhớ. SEA Games 32 có 37 môn thể thao, với nhiều phân môn. Hầu hết các môn thể thao Olympic đều được đưa vào thi đấu.

Theo lịch được công bố thì môn khởi tranh đầu tiên của kỳ Đại hội thể thao khu vực lần thứ 32 (SEA Games 32) năm 2023 diễn ra ở Vương quốc Campuchia là môn bóng đá. Thời gian bắt đầu của môn bóng đá là ngày 29/4.

Tiếp sau môn bóng đá, các môn thuyền buồm (sailing), khúc côn cầu trong nhà (hockey) sẽ bắt đầu từ ngày 1/5. Ngày khai mạc của Đại hội là ngày 5/5 và bế mạc là ngày 17/5.

Tại SEA Games 32, bóng rổ 3x3 là môn có số ngày thi đấu ít nhất (2 ngày), diễn ra vào ngày 6 và 7/5. Tiếp sau bóng rổ, môn karate và môn jujitsu sẽ diễn ra và chỉ thi đấu trong 3 ngày.

Môn điền kinh sẽ diễn ra từ ngày 8-13/5 nhưng phải tới ngày 16/5, các nội dung đi bộ và marathon mới thi đấu để khép lại môn đấu. Bơi sẽ thi đấu từ ngày 6-11/5. Lịch của 2 môn này chỉ trùng thời điểm trong bốn ngày tranh tài chứ không bị trùng hoàn toàn tất cả như SEA Games 31 từng tổ chức vào năm ngoái ở Việt Nam. Trước khi lễ khai mạc của SEA Games 32 diễn ra, có 10 môn, phân môn đã thi đấu sớm.

Môn nhảy cầu diễn ra trong 3 ngày, từ 9-11/5/2023, trong khi lặn từ 12-14/5/2023. Môn bóng nước khá mới lạ đối với một số quốc gia trong khu vực, thi đấu từ 12-16/5/2023.

Ngày cuối tranh tài của SEA Games 32 là ngày 16/2 sẽ có nhiều nội dung của 22 môn thể thao. Một sự thú vị là các trận chung kết bóng đá nam và bóng đá nữ sẽ diễn ra vào ngày 14/2 chứ không phải vào ngày cuối của SEA Games 32. Ngày khai mạc và bế mạc không có bất cứ nội dung nào được tổ chức.

Sân vân động Morodok Techo, địa điểm khai mạc SEA Games 32 vào tháng 5 tới tại Campuchia. Ảnh: REUTERS
Sân vân động Morodok Techo, địa điểm khai mạc SEA Games 32 vào tháng 5 tới tại Campuchia. Ảnh: REUTERS

Đây mới chỉ là lịch sơ bộ của ban tổ chức SEA Games 32 bởi lịch cụ thể và chi tiết các nội dung mới được quyết định chính thức sau Hội nghị Trưởng đoàn lần thứ 2 của SEA Games 32 vào ngày 5/3. Ở hội nghị này, các quốc gia tham dự cũng đăng ký danh sách chính thức dự SEA Games 32 và số nội dung chính thức mình sẽ góp mặt trong 36 môn, phân môn của kỳ đại hội trên.

Có thể thấy lịch thi đấu của SEA Games 32 được sắp xếp khá hợp lý. Các môn Olympic được xếp đảm bảo không bị trùng quá nhiều, tạo cơ hội cho người hâm mộ lẫn giới truyền thông theo dõi và tác nghiệp dễ hơn.

Sân vận động chính sau lễ khai mạc 5/5/2023 sẽ có đến 3 ngày để chuẩn bị cho môn điền kinh khởi tranh, giúp các VĐV có thời gian tập làm quen sân, còn BTC kịp chuẩn bị lắp đặt máy móc một cách chu đáo nhất.

SEA Games 32 diễn ra tại Phnom Penh và 4 địa phương khác của Campuchia từ 5-17/5/2023. Đại hội có 37 môn (36 môn chính thức, một môn biểu diễn) với gần 600 nội dung. Đại hội dự kiến đón khoảng 10.000 người từ 11 quốc gia trong khu vực tham dự. Chủ nhà Campuchia đặt mục tiêu lọt vào nhóm 3 quốc gia dẫn đầu bảng tổng sắp toàn đoàn.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.