Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sẽ xử lý các Youtuber, Tiktoker liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Minh Phúc giả danh tu sĩ Phật giáo nếu phát hiện vi phạm

Lê Vũ - 20:21, 10/08/2023

Chiều 10/8, Trong buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP. Hồ Chí Minh đã thông tin kết quả xác minh xử lý đối với đương sự Nguyễn Minh Phúc trong vụ giả danh tu sĩ Phật giáo có nhiều hành vi phản cảm, gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin kết quả xác minh đối với đương sự Nguyễn Minh Phúc tại buổi họp báo
Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP. Hồ Chí Minh thông tin kết quả xác minh đối với đương sự Nguyễn Minh Phúc tại buổi họp báo

Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Công an Thành phố đã kiểm tra, làm rõ nhân thân người có tên Nguyễn Minh Phúc nêu trên.

Theo đó, ông Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983), quê ở Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 2000 - 2010, ông Phúc tu học tại Chùa Hoàng Pháp (Hóc Môn), chỉ mới làm lễ quy y nhưng chưa xuất gia. Đến năm 2010, ông trở về địa phương, tự lập Chùa "Ngộ Chân Tử" để sinh hoạt tôn giáo trái phép, tự xưng là Đại Đức Thích Tâm Phúc và trụ trì Chùa Ngộ Chân Tử. Cơ quan chức năng đã mời làm việc, xử phạt hành chính, yêu cầu gỡ bảng hiệu chùa và đề nghị không tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép.

Sau đó, ông Phúc tiếp tục sinh hoạt tôn giáo trái phép thông qua việc ngụy trang dưới hình thức thành lập các công ty, doanh nghiệp. Kết quả xác minh, tất cả các công ty đều không có hoạt động sản xuất, kinh doanh và bị Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố thu hồi tất cả các giấy phép.

Liên quan đến hoạt động làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức, Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết thêm: Năm 2019, Công an huyện Củ Chi kiểm tra phát hiện tại nhà của ông Phúc có treo Huân chương Lao động và Bằng khen tại phòng khách. Qua tiến hành trưng cầu giám định, xác nhận các Huân chương và Bằng khen đều là giả. Ông Phúc khai nhận được người khác làm tặng và treo trong nhà; đồng thời cung cấp 3 con dấu có hình chùa cổ và tiếng nước ngoài

Do không xác định được bị hại do hành vi lừa đảo hoặc lợi dụng để vi phạm pháp luật nên Công an huyện Củ Chi đã tiến hành tịch thu các tài liệu trên, Cơ quan Cảnh sát Điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Hình ảnh ông Phúc mặc áo nhà sư vào quán nhậu đi sinh nhật "đệ tử" và bị Công an kiểm tra lan truyền trên mạng xã hội gây nhiều bức xúc
Hình ảnh ông Phúc mặc áo nhà sư vào quán nhậu đi sinh nhật "đệ tử" và bị Công an kiểm tra lan truyền trên mạng xã hội gây nhiều bức xúc

Thông tin về hoạt động tán phát tài liệu, đăng tải thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo của ông Phúc, Thượng tá Lê Mạnh Hà cho hay, lợi dụng ông Phúc có mặc trang phục với hình thức giống người tu hành, một số Youtuber, Tiktoker đã chụp hình, quay Clip và đăng tải trên các ứng dụng mạng xã hội nhằm câu View, câu Like, tạo ra dư luận xấu trong xã hội và giới tăng ni, phật tử cả nước.

Hiện nay lợi dụng tính cách, lối sống của ông Phúc, một số người dùng mạng xã hội (Tiktoker, Youtuber) thường xuyên xúi giục đương sự phát ngôn, hành động đi ngược với tư cách và quy định của tu sĩ tôn giáo nhằm thu hút người xem, tăng tương tác cho tài khoản. "Các hành vi trên đã gây dư luận xấu trong cộng đồng và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Phật giáo", Thượng tá Lê Mạnh Hà nhận định. Do đó, Công an Thành phố sẽ tiếp tục xác minh, thu thập, củng cố chứng cứ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Lợi dụng tính cách, lối sống của ông Phúc, một số người dùng mạng xã hội (tiktoker, youtuber) thường xuyên xúi giục đương sự phát ngôn, hành động đi ngược với tư cách và quy định của tu sĩ tôn giáo
Lợi dụng tính cách, lối sống của ông Phúc, một số người dùng mạng xã hội (Tiktoker, Youtuber) thường xuyên xúi giục đương sự phát ngôn, hành động đi ngược với tư cách và quy định của tu sĩ tôn giáo

Không phải đến khi những hình ảnh ông Nguyễn Minh Phúc trong trang phục của tu sĩ Phật giáo tại một quán nhậu ở quận Gò Vấp được lan truyền thời gian gần đây thì mạng xã hội và giới truyền thông mới xôn xao về người đàn ông này.

Từ đầu năm 2021, ông Nguyễn Minh Phúc được nhiều người biết đến với biệt danh "thầy chùa ăn thịt chó". Thời điểm đó, ông Phúc được nhiều YouTuber tìm đến và quay lại các Video với nội dung ăn thịt chó, bún đậu, vịt quay, hột vịt lộn... Trong các Video Clip, ông này tự xưng mình là Đại đức Thích Tâm Phúc và là Trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương (trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh). Không những gây bức xúc cho người xem về việc thầy tu ăn thịt chó, ông Nguyễn Minh Phúc còn có những phát ngôn gây sốc, sai lệch, xúc phạm Phật giáo.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.