Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sẽ tiếp diễn mưa đá trong những ngày tới

Thanh Nguyên - 01:11, 31/03/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa đá có thể lặp lại vào ngày 5/4 hoặc 6/4 ở các tỉnh miền Bắc do sự giao tranh giữa khối khí lạnh tràn xuống với đợt nắng nóng đang diễn ra.

Vườn mận ở Mộc Châu (Sơn La) tan hoang sau trận mưa đá chiều 28/3. (Ảnh Quang Long)
Vườn mận ở Mộc Châu (Sơn La) tan hoang sau trận mưa đá chiều 28/3. (Ảnh Quang Long)

Ngày 28/3, mưa đá xuất hiện ở Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An... gây thiệt hại lớn về hoa màu, công trình của người dân.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay các tỉnh vùng núi phía Bắc nói chung và toàn bộ Bắc bộ nói riêng đang trải qua các thời kỳ chuyển mùa, tức là từ trạng thái mùa xuân sang trạng thái mùa ấm áp hơn (mùa hè). Trong quá trình chuyển mùa đó sẽ xảy ra hiện tượng dông, lốc thường xuyên hơn và tập trung vào từ tháng 3 cho đến tháng 5, cao điểm sẽ vào tháng 4.

Nguyên nhân cụ thể trực tiếp thường trong những đợt này là do không khí lạnh yếu từ phía bắc tràn xuống trên nền nhiệt độ tương đối cao ở các tỉnh phía Bắc tạo điều kiện cho các khối khí xáo trộn mạnh gây ra những đám mây đối lưu phát triển và gây ra những trận mưa dông kèm theo đó là sấm sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đây không phải là hiện tượng bất thường mà xuất hiện hàng năm, vào thời điểm giao mùa.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, thời gian tới, không chỉ miền Bắc mà hầu khắp cả nước sẽ có sự chuyển pha về thời tiết. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ chuyển từ thời tiết giá lạnh sang ấm hơn, còn ở các tỉnh miền Nam là chuyển sang thời kỳ từ khô sang ẩm hơn. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta sẽ được thấy xác suất xuất hiện dông lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh sẽ nhiều hơn và tập trung cao điểm vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 sắp tới.

Với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra trong thời gian tới thì chúng ta tiếp tục nâng cao công tác phòng chống và nâng cao ý thức về khí tượng thủy văn để có thể có những biện pháp chủ động phòng tránh.Tiếp tục cập nhật các thông tin thời tiết, khí tượng thủy văn để có thể nâng cao được kiến thức kinh nghiệm để có những biện pháp chủ động phòng tránh trước sự biến đổi rõ rệt của thời tiết thiên tai hiện nay.

Để giảm thiểu thiệt hại do mưa đá, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân cần nhận biết các dấu hiệu. Đó là đám mây hình bầu vú đen sẫm kéo đến, gió mạnh, nhiệt độ không khí giảm mạnh. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, người dân nên dừng lại tìm chỗ trú ẩn, đội mũ bảo hiểm tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.

Người dân cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố mái, những chỗ trọng yếu nên sử dụng vật liệu có thể chống chịu va đập. Mái nhà nên dốc xuống hai bên giúp giảm lực tác động từ mưa đá. Với hoa màu dễ bị nát dập, người dân có thể dựng giàn che dọc theo luống.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.