Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sẽ có nhiều chương trình đặc sắc ở Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Lê Hường - 16:18, 19/09/2022

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma thuột lần thứ 8 năm 2023, với chủ đề “Đắk Lắk - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản tại Lễ hội cà phê lần thứ 7 năm 2019
Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản tại Lễ hội cà phê lần thứ 7 năm 2019

Theo đó, Lễ hội sẽ được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh từ ngày 10 - 14/3/2023, với chủ đề “Đắk Lắk - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Mục đích của Lễ hội nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên trường thế giới.

Thông qua Lễ hội nhằm tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê, động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và của Việt Nam nói chung. Qua đó, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, tiếp xúc đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê, các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc

Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành Cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Lễ hội cà phê lần thứ 8, sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, gồm: Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột - Vững bước hội nhập”; Hội thảo cà phê đặc sản; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế; Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam và Lịch sử cà phê thế giới”; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa thể thao các dân tộc Việt Nam lần thứ 2… 

Bên cạnh đó, Lễ hội cũng tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tôn vinh như: Lễ hội đường phố; Hội thi Nhà nông đua tài; Cuộc thi Pha chế cà phê đặc sản; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê; Ngày hội cà phê miễn phí…

Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động du lịch tại Lễ hội như: Hội voi Buôn Đôn; Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk; tuor du lịch trải nghiệm, khám phá các sản phẩm du lịch mới; biểu diễn ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch do các địa phương đăng ký tham gia hướng ứng Lễ hội.

Theo báo cáo, toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 210.000 ha cà phê, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm 30% sản lượng toàn quốc, lớn nhất nước cả về diện tích lẫn sản lượng. Cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.